Chương 161: Mưu chức
Vương trạch đại môn.
Nguyên Tái và Vương Uẩn Tú đang đứng dưới mái hiên đón khách.
"Phụ thân vốn luôn nghiêm nghị, Nguyên lang đừng để trong lòng." Nhân lúc khách chưa đến, Vương Uẩn Tú nhẹ giọng an ủi: "Ít nhất ta hiểu rõ, Nguyên lang không làm gì sai cả."
Vừa rồi bọn họ nhắc đến chuyện Dương Tiêm tặng một tòa trạch viện ở An Nhân Phường, khiến Vương Trung Tự không vui. Hắn cho rằng nếu Nguyên Tái hành sự vì công hoặc bảo vệ nhạc phụ, sao có thể nhận đại lễ như thế? Điều đó chứng tỏ trong lòng có ý định luồn cúi, nịnh bợ Dương đảng.
"Không sao, ta quen rồi." Nguyên Tái ôn nhu cười, nói: "Ta hiểu được tâm tình của nhạc phụ, chuyện này chúng ta làm cũng không quang minh chính đại."
"Nhưng dù sao đều là vì cứu phụ thân." Vương Uẩn Tú đã nghe Nguyên Tái giải thích rõ ràng, nếu không dứt khoát cắt đứt với Thái tử, phụ thân nàng có thể sẽ mất mạng.
"Đúng vậy, ta là nữ tế, làm tất cả vì nhạc phụ, nhưng nhạc phụ khó tránh khỏi cảm thấy bị Dương đảng lợi dụng để chia rẽ hắn và Thái tử. Trong lòng hắn có nỗi giận, chẳng lẽ trút lên người ngoài? Đương nhiên chỉ có thể trút lên ta, không sao cả, bình an là được rồi."
Thấy Nguyên Tái thấu hiểu như vậy, Vương Uẩn Tú không khỏi nói: "Nhưng ngươi cũng đừng trách phụ thân, hắn là người quen đánh trận, thô lỗ bá đạo, chẳng nói lý lẽ. Chỉ là... Quốc cữu tặng trạch viện cũng quá xa xỉ rồi."
"Nhất định phải nhận, ta đã thề, tuyệt đối không để ngươi phải chịu khổ cùng ta." Ánh mắt Nguyên Tái kiên định, lại nói: "Hơn nữa, phụ thân thân cận với Quốc cữu cũng là một cách tỏ thái độ nhún nhường với Thánh nhân."
"Nhưng phụ thân sẽ càng không thích ngươi."
"Uẩn nương, chỉ cần ngươi hiểu ta làm tất cả vì điều gì, thế là đủ rồi."
Vừa nói xong, khách đến, đôi phu thê quay đầu nhìn ra, thấy vài người cưỡi ngựa trong gió tuyết tiến vào, dẫn đầu là hai vị mỹ tu nam tử (1), dung mạo đường đường, khí chất mạnh mẽ, theo sau là từng vị thiếu niên tuấn tú, tỏ ra phong thái danh môn.
Một đoàn người thế này cưỡi ngựa đi qua con phố, thu hút ánh nhìn của không ít thiếu nữ và phụ nhân hai bên đường.
Nguyên Tái lập tức bước lên nghênh đón, gọi gia nhân đến dắt ngựa.
"Hai vị Nhan công hữu lễ! Tiết lang, mau đưa người vào trong, bên ngoài lạnh lẽo, lễ nghi chưa chu toàn, nhập sảnh lại cáo lỗi."
Nói là lễ nghi chưa chu toàn, nhưng cách sắp xếp của hắn chu đáo tỉ mỉ, quả thực là người vô cùng cẩn trọng.
Mọi người vào trong, Vương Trung Tự đích thân ra đón, nói: "Giờ ai ai cũng tránh ta như tránh ôn dịch, hôm nay hai vị Nhan công đến thăm, đúng là lúc hoạn nạn mới tỏ chân tâm."
Đêm đó nói chuyện về tình hình Hà Bắc, Tiết Bạch đã nói có thể giới thiệu Hà Bắc Doanh Điền Phán Quan - Nhan Cảo Khanh cho hắn, hôm nay quả nhiên đã dẫn người đến.
Nhan Cảo Khanh được An Lộc Sơn tiến cử, lại làm việc dưới trướng y, nếu đến gặp Vương Trung Tự thì chắc chắn bất lợi cho tiền đồ của mình. Vương Trung Tự vốn tưởng người sẽ không đến, không ngờ vẫn đến, bởi vậy thập phân kinh hỉ.
Mọi người ngồi xuống, hàn huyên đôi chút, Vương Trung Tự hỏi về phong thổ Hà Bắc, còn Nhan Chân Khanh cũng khá hứng thú với tình hình Lũng Hữu, nghe ngóng vài chi tiết có liên quan đến chức vụ nhiệm kỳ sau của mình.
Cuối cùng, nhắc đến chuyện Tiết độ sứ Tứ trấn của Vương Trung Tự có thể bị bãi miễn, mọi người đều tỏ vẻ lo lắng cho cục diện Hà Bắc, nhưng cũng chỉ nói đến đó rồi thôi.
Vừa giao lưu đơn giản như thế, trái lại càng khiến Vương Trung Tự thêm phần hứng thú.
Đến cuối, hắn bỗng chỉ vào Tiết Bạch, nói: "Nhan công là bậc thực tài thực học, còn ngươi chỉ biết tích thân bảo mệnh (2), mưu cầu lợi ích, các hậu bối phải học theo phong cốt của tiên sinh nhiều hơn!"
Hắn nói vậy, thuần túy là tôn kính khí cách của Nhan gia, lại nghĩ đến chính mình bị cuốn vào vòng xoáy tranh đấu, không thể thoát thân, nên trong lòng bất chợt cảm khái, càng nghĩ càng ghét những chuyện câu tâm đấu giác trong triều (3). Nếu không, Tiết Bạch hoàn toàn có thể phản bác lại rằng tích thân bảo mệnh là vì giữ mạng cho ai?
Tiết Bạch vốn có nguyên tắc hành sự riêng, chẳng để tâm những lời này, đáp: "Đúng vậy, ta tâm phù khí táo (4), may nhờ lão sư chỉ dạy, nếu không đã là gian thần nịnh thần rồi."
Câu này khiến Nhan Chân Khanh lắc đầu, nhưng không biết trong lòng phải chăng có chút hưởng thụ.
"Lão phu không hề nói ngươi không tốt." Vương Trung Tự thở dài, "Ngươi giúp Quốc cữu thí hành muối pháp, phổ biến giấy trúc, ngăn ngừa tai họa biên trấn, xem ra có chí hướng báo quốc. Chính vì thế, ta mới nhắc nhở ngươi đừng quá mưu cầu lợi ích."
Nguyên Tái thấy nhạc phụ cuối cùng cũng thừa nhận những thiện chính này của Dương đảng, cảm động vô cùng, vô thức bày ra vẻ chân thành vì nước vì dân.
Tiết Bạch thì chỉ lễ độ đáp lại: "Ta thực sự đã quá mức toan tính rồi."
Hắn cũng thấy được biểu hiện đầy tự hào của Nguyên Tái, nhưng lại cảm thấy chẳng cần thiết, Dương đảng nào có chí báo quốc, chỉ có chí tiến thân mà thôi.
Vương Trung Tự tuy thẳng thắn thể hiện thái độ, nhưng phản ứng của hai thiếu niên này đều nhìn rõ trong mắt.
Một người có quan hệ lợi ích mật thiết, nhưng lại tỏ vẻ chính nhân quân tử. Một người không liên quan gì, nhưng ra tay giúp đỡ, lại không ngại thừa nhận mình mưu cầu lợi ích.
Nếu không phải vì thế, thì sao hắn chịu nghe theo lời khuyên của Tiết Bạch chứ?
....
Tiễn Tiết Bạch cùng Nhan gia ra khỏi cửa, Vương Trung Tự đột nhiên kéo dây cương ngựa của Tiết Bạch, quan sát rồi nói: "Nuôi quá kỹ, cỏ khô phải cho ăn nhiều hơn."
"Đa tạ tướng quân chỉ điểm."
"Hôm nay đến, ngươi không có gì muốn nói sao?"
Hai người đều kiên nhẫn, đến giờ vẫn chưa nhắc tới chuyện Tiết độ sứ Hà Đông.
Mãi đến giây phút cuối cùng, Vương Trung Tự mới lên tiếng hỏi, dù sao chuyện này mới là quan trọng nhất với hắn.
"Tướng quân chớ vội." Tiết Bạch xoay người lên ngựa, thấp giọng nói: "Hiện tại cần làm là phong hoa tuyết nguyệt, tửu sắc tài khí."
"Lão phu không biết."
"Không biết cũng phải học, từ từ mà học."
Tiết Bạch lúc này trông chẳng khác nào một đại tướng đang ra lệnh cho binh sĩ dưới trướng, sau đó hắn thúc ngựa, đuổi theo Nhan Cảo Khanh.
~~
Nhan trạch.
"Chẳng mấy chốc nữa phải trở về Hà Bắc, ta thật sự không nỡ xa mọi người, đặc biệt là không nỡ xa Tam nương."
Thê tử của Nhan Cảo Khanh xuất thân từ Thanh Hà Thôi thị, nhưng tính tình lại rất hiền hòa, hôm nay khi các huynh đệ Nhan gia ra ngoài, nàng lưu lại Nhan trạch cùng Vi Vân trò chuyện, dường như có điều muốn hỏi.
"Tam nương cũng đã đến tuổi xuất giá, các ngươi đã có dự định gì chưa?"
"Tuy không còn nhỏ, nhưng thân thể yếu ớt, làm sao có thể xuất giá sớm được?" Vi Vân thở dài, "Chúng ta dự định để nó ở nhà dưỡng thêm vài năm, không vội."
"Dẫu không vội, nhưng như ý lang quân cũng không dễ tìm." Thôi thị nói: "Nếu bỏ lỡ, e rằng sẽ bị nhà khác đoạt mất."
Vi Vân sững sờ, nhìn ánh mắt của huynh tẩu, chợt hiểu ra điều gì đó.
"Tẩu tử nói là?"
"Phải rồi, ta nghe nói Tiết Bạch muốn nạp thiếp." Thôi thị không đáp, mà hỏi ngược lại: "Chuyện này là thế nào?"
Nam nhân nạp thiếp thì có gì lạ, nhưng sau một thoáng suy nghĩ, không ngờ Vi Vân lại nói ra được lý lẽ hết sức rõ ràng.
"Thanh Lam nguyên danh Hoàng Phủ Ngạc, cũng rất đáng thương, cả nhà bị kết tội phản nghịch, rơi vào tiện tịch. Nàng từng cùng Tiết Bạch trải qua hoạn nạn, hôm qua phu quân nhà ta không phải vừa nhắc đến cận thần Đông Cung là Lý Tĩnh Trung phạm đại tội sao? Lúc ấy chính tên hoạn quan độc ác này đã chôn sống bọn họ..."
Xuất thân từ danh môn vọng tộc, khi nghe câu chuyện này, Thôi thị không khỏi suy nghĩ sâu xa hơn, kinh ngạc nói: "Xem ra, năng lực của Tiết tiểu lang còn lớn hơn ta tưởng."
"Hài tử này quả thực thông minh, có bản lĩnh, nhưng nói thật, Tam nương lại là người có cá tính mạnh, lúc nào cũng không nể nang a huynh."
Ý tứ trong lời của Vi Vân là, Nhan Yên có thể áp chế được Tiết Bạch.
Thôi thị nhìn nụ cười thoáng qua trên khóe miệng nàng, buộc miệng hỏi: "Vậy các ngươi thấy thế nào?"
"Nếu tẩu tử không nhắc đến hôm nay, trước giờ chúng ta chưa từng nghĩ đến chuyện này, vẫn xem bọn chúng như huynh muội."
"Các ngươi cũng thật quá vô tâm, nữ nhi sắp thành đại cô nương rồi."
Thôi thị hơi oán trách, trong lòng phát sầu, nàng sắp cùng phu quân đến Hà Bắc, điều duy nhất khiến nàng không yên tâm chính là Nhan Yên.
Hôm nay, Nhan Yên trốn trong khuê phòng chỉnh lý bản thảo cố sự, đến khi ra đại sảnh liền bị Thôi thị ôm chặt vào lòng.
"Tam nương nhà ta thật đáng thương, có phụ mẫu mà như không, làm đại nương lo lắng đến thế này."
Nhan Yên thấy nàng thực sự phiền lòng, vội an ủi: "Đại nương cũng là mẫu thân của ta mà."
"Hảo hài tử."
Thôi thị cảm động không thôi, thầm nghĩ phu thê Nhan Chân Khanh không đáng tin cậy chút nào, vậy nên nàng phải sớm chuẩn bị, tránh làm lỡ hạnh phúc của đứa con gái ngoan này.
....
Chiều tối, khi Nhan Cảo Khanh và mọi người trở về, Thôi thị lập tức gọi hai nhi tử lại, hỏi: "Các ngươi thấy Tiết lang thế nào?"
"Hắn đúng là người luôn có những suy nghĩ kỳ lạ." Nhan Tuyền Minh cảm thán.
Thôi thị đành nhìn sang tiểu nhi tử, hỏi: "Ngươi thấy thế nào?"
"Tiết Bạch phóng khoáng tiêu sái, mang phong thái của thời Ngụy Tấn." Nhan Quý Minh hào hứng nói, "Ta chưa từng thấy ai bề ngoài thì quy củ, mà thực chất lại phóng túng như vậy."
"Ta không hỏi chuyện đó, ta hỏi về chuyện của Tam nương."
"Mẫu thân không phải đã có suy tính từ trước rồi sao? Sao còn hỏi hài nhi?"
"Trước đây chỉ nghe nói Thập tam thúc thu nhận một đồ đệ, phong thái xuất chúng, đối đãi Tam Nương cũng rất tốt." Thôi thị thở dài: "Nhưng khi đến Trường An lần này, ta lại nghe nói hắn phong lưu đa tình, còn qua lại với Quắc Quốc phu nhân... Gần đây lại muốn nạp thiếp nữa."
"Mẫu thân lo về điều này sao?"
Thôi thị liền dặn dò: "Trước khi rời kinh, các ngươi hãy để ý thêm, xem con người hắn thực sự ra sao."
~~
"Ngày mai Tiết lang có kế hoạch gì không? Cùng nhau đọc sách, luyện chữ, thế nào?"
"E rằng ngày mai không tiện."
"Tiết lang định đi đâu?"
Thấy huynh đệ Nhan gia vừa từ hậu viện trở về đã liên tục truy hỏi mình, Tiết Bạch có chút nghi hoặc, nhưng cũng may, hắn không có gì phải giấu giếm, bèn trả lời: "Ta đến Ngọc Chân Quan một chuyến."
"Ngọc Chân Quan? Hóa ra Tiết lang có quen nữ quan ở đó, có phải là Đằng Không Tử – người đã chữa bệnh cho Tam nương không?"
"Không phải, ta còn một vị bằng hữu, nàng giúp ta biên tập lại một số bản thảo."
Nhan Tuyền Minh và Nhan Quý Minh liếc nhìn nhau, bởi vì không có kinh nghiệm, cũng không biết đây có thể coi là phong lưu hay không.
"Thì ra là vậy." Nhan Tuyền Minh suy nghĩ một chút, nảy ra ý tưởng, liền hỏi: "Vậy ngày mốt Tiết lang có rảnh không? Cùng đi Bình Khang phường ‘vui chơi’ một chuyến?"
Hiện thời nghe người ta nói về ‘vui chơi’ cứ như chuyện cơm bữa, nên Tiết Bạch cũng chẳng ngạc nhiên lắm, chỉ lắc đầu đáp: "Ngày mốt ta phải nhờ Quắc Quốc phu nhân dẫn vào cung yết kiến, e là không tiện."
"Không sao, đợi lúc nào ngươi rảnh thì đi."
"Không khéo, sau đó ta phải chuẩn bị nạp thiếp vào cửa." Tiết Bạch nghiêm túc từ chối, "Thực sự không có thời gian, hai huynh cứ tự đi đi."
Nhan Quý Minh đảo mắt, cảm thấy huynh trưởng Nhan Tuyền Minh của mình mới thực sự là kẻ phong lưu háo sắc, còn Tiết Bạch trông có vẻ thanh cao hơn hẳn, nhưng cảm giác này lại có chút kỳ lạ.
Tiết Bạch càng thích bàn luận về quan trường chi sự, nên nán lại Nhan gia một hồi, rồi tìm cơ hội nói với Nhan Cảo Khanh: "Nếu An Lộc Sơn hỏi đại bá hôm nay gặp Vương Trung Tự có chuyện gì, thì chỉ cần đáp rằng đại bá nghe ngóng được Vương Trung Tự có ý định bảo trụ chức vị Tiết độ sứ Hà Đông."
"Ngươi a, đúng là am hiểu mưu tính lòng người."
"Mấy nhà bận rộn tranh đấu, chẳng phải cũng chỉ vì một mảnh đất Hà Đông này sao?"
....
Tiết Bạch từ lâu đã biết Hà Đông rất quan trọng, nhưng sau khi trò chuyện tại phủ Vương Trung Tự hôm nay, hắn càng hiểu rõ lý do tại sao.
Cái gọi là Hà Đông, chính là vùng đất nằm ở phía đông sông Hoàng Hà và phía tây Thái Hành sơn, bao gồm phần lớn tỉnh Sơn Tây thời hậu thế, cùng một phần Thiểm Tây, Ninh Hạ, Nội Mông. Đây cũng là nơi khởi nghiệp của nhà Đường.
Nơi này có địa thế hiểm trở, được bao bọc bởi các rào chắn tự nhiên, phía bắc có Trường Thành, phía nam có Hoàng Hà, phía đông có Thái Hành sơn, phía tây ngoài Hoàng Hà còn có sa mạc Gobi.
Do chiến tranh với ngoại tộc kéo dài, dân phong Hà Đông dũng mãnh, bất kể Hán hay Hồ, từ phụ nữ đến thiếu niên đều giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Trong lãnh thổ còn có cửu tính Chiêu Vũ (5) và bộ tộc Sa Đà nổi danh thiện chiến, là nguồn cung binh lực dồi dào.
Chính vì thế, dù Vương Trung Tự chỉ hơi nghi ngờ An Lộc Sơn có ý đồ xấu, hắn cũng không dám dễ dàng từ bỏ chức Tiết độ sứ Hà Đông.
Giữ vững một chức quan rất khó, dù hiện tại Lý Long Cơ đã giảm bớt nghi kỵ với Vương Trung Tự, nhưng thực tế vẫn chưa hoàn toàn yên tâm giao binh quyền cho hắn.
Trong khi đó, An Lộc Sơn chỉ cần khiến Vương Trung Tự bị bãi chức là xem như thắng, về sau hắn sẽ luôn có cách từng bước thâu tóm Hà Đông.
Cuộc sống gần đây của Tiết Bạch trôi qua không tệ, lẽ ra hắn có thể không bận tâm đến chuyện này, nhưng đáng tiếc là hắn biết quá nhiều, nếu không nhúng tay vào, e rằng khó mà ngủ ngon giấc.
~~
Hai ngày nay, Lý Long Cơ tâm trạng rất tốt, mỗi ngày đều nghe An Lộc Sơn tấu trình công vụ.
Thực ra những chuyện liên quan đến Khiết Đan và Hề Nhân đã nghe nhiều lần, nhưng vì An Lộc Sơn khéo miệng, luôn biết cách tâng bốc khiến hắn vui vẻ, nên hắn vẫn muốn triệu kiến.
Tuy nhiên, những lời nhắc nhở của Dương Chiêu cũng có chút ảnh hưởng đến hắn.
Hôm nay, khi đã ngà ngà say, Lý Long Cơ cười đùa, nói: "Hồ nhi sao cứ viện cớ ở lại Trường An? Có phải thực sự muốn trẫm bãi chức nghĩa tử để mưu Tiết độ sứ Hà Đông không?"
An Lộc Sơn đang hùng hồn kể về hình thế biên cảnh trong điện, nghe vậy liền mở to mắt đầy vẻ vô tội.
"Lại kiêm thêm Tiết độ sứ nữa sao? Hồ nhi không làm được đâu, Thánh nhân minh giám, Hồ Nhi chỉ vì bệnh tình nên mới lưu lại Trường An lâu hơn một chút."
"Ồ? Bệnh gì?"
"Bụng hồ nhi ngày càng to, da ở chân cũng bị lở loét, đại phu nói là mọc nhọt, lại nói mắc chứng tiêu khát, nên phải ở lại Trường An chữa trị."
Nói đến đây, An Lộc Sơn hiếm khi tỏ ra bi thương, bỗng trở nên nghiêm túc hơn hẳn, trịnh trọng nói: "Bệ hạ, e rằng thần chỉ có thể vì bệ hạ trấn giữ biên cương thêm mười năm nữa thôi, khó lòng được chứng kiến Bệ hạ trường thọ như trời đất, nên mỗi lần hồi Trường An, thần đều muốn gặp bệ hạ thêm vài lần."
Những lời này đầy chân thành, khiến Lý Long Cơ không khỏi đứng dậy, nói: "Truyền ngự y vào, Hồ nhi còn trẻ, sao lại nói những lời xui xẻo thế này?"
Rất nhanh, ngự y tiến vào điện, cẩn thận bắt mạch cho An Lộc Sơn, còn kiểm tra cả vết loét trên chân hắn.
"Khởi bẩm Thánh nhân, đúng là chứng tiêu khát, sở vị 'Người béo dễ bị nội nhiệt, ăn ngọt nhiều gây đầy bụng, khiến khí bị tràn lên, chuyển thành tiêu khát', bệnh tiêu khát kéo dài làm sinh đàm trọc, huyết ứ, cản trở khí huyết lưu thông, khiến cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ, vì vậy bụng của An đại phủ ngày càng to, da thịt sinh nhọt lở loét."
Lý Long Cơ vừa đi qua đi lại, vừa nói: "Trẫm đã ngoài sáu mươi, mà vẫn chưa mắc bệnh gì, sao Hồ nhi còn trẻ thế lại đến nỗi này?"
"Thánh nhân long thể tôn quý, tất nhiên không giống người thường."
"Nhất định phải cẩn thận chẩn trị cho hồ nhi, dùng những loại thuốc tốt nhất thế gian. Trẫm vẫn còn trọng dụng hắn, sao có thể thờ ơ trước bệnh tình của một công thần?"
"Tuân chỉ."
Hôm ấy, sau khi An Lộc Sơn lui xuống, Lý Long Cơ vẫn còn cảm khái, nói với Cao Lực Sĩ: "Tướng quân xem Hồ nhi, rồi nhìn lại trẫm, khác biệt quá lớn!"
"Thánh nhân học được thuật dưỡng sinh của Huyền Tĩnh chân nhân, trường thọ sánh ngang trời đất, mỗi ngày trông lại càng trẻ hơn. Lão nô cũng đã truyền dạy vài tiểu hài, sau này khi lão nô mất rồi, chúng sẽ hầu hạ Thánh nhân."
"Sao ngay cả tướng quân cũng đa sầu đa cảm vậy?" Lý Long Cơ vỗ nhẹ lên vai Cao Lực Sĩ an ủi, tâm trạng lại vẫn khá tốt.
Gần đây hiếm khi hắn chăm lo chính sự, hôm nay còn triệu kiến Lý Lâm Phủ.
Lần này, Lý Long Cơ quan sát tỉ mỉ một hồi, phát hiện đôi mắt Lý Lâm Phủ sưng mọng, sắc mặt lộ vẻ già nua, không còn phong thái như trước, đã kém hắn rất xa.
Nghĩ lại những lời của Dương Chiêu, hắn càng cảm thấy không đáng bận tâm.
Đường triều có một quân vương trường thọ và anh minh như hắn, lẽ nào còn phải lo lắng một Hồ Nhi kiêm nhiệm Tiết độ sứ hay sao?
"Hôm nay triệu Thập Lang đến, chiến báo mới nhất từ Lũng Hữu, trẫm đã xem qua, hậu tục ở Thạch Bảo Thành, Ca Thư Hàn xử lý rất tốt, dù không có Vương Trung Tự ở đó, vẫn không xảy ra chút sơ suất nào, thậm chí còn làm tốt hơn trước."
"Đúng vậy, Vương Trung Tự là nghĩa tử của Thánh nhân, hành sự khó tránh khỏi cố chấp kỷ kiến, lại còn lo trước lo sau. Trong khi đó, Ca Thư Hàn xuất thân Hồ tộc, trời sinh dũng mãnh, chỉ biết trung thành với Thánh nhân, Thánh nhân chỉ đâu, hắn đánh đó."
Lý Lâm Phủ cũng không hoàn toàn chỉ nói tốt về Ca Thư Hàn, mà thoại phong xoay chuyển, nói tiếp: "Tuy nhiên, người Hồ không hiểu lễ nghĩa, Ca Thư Hàn mỗi lần thắng trận đều tàn sát sạch dân man di, lấy đó thị uy, tổn hại thiên hòa. Vì vậy, số quân địch bị giết trong chiến báo còn nhiều hơn cả số địch nhân mà Vương tướng quân tiêu diệt suốt mấy tháng công thành…"
Lý Long Cơ khoát tay, không cho rằng đây là vấn đề, ngược lại càng yêu thích vị đại tướng này hơn.
So sánh hai người, hắn lại nghĩ đến sự ngạo mạn của nghĩa tử Vương Trung Tự khi không nghe theo thánh chỉ, trì hoãn không công Thạch Bảo Thành.
"Chiến sự đã xong, triệu Ca Thư Hàn, An Tư Thuận và những người khác vào triều trình công trạng, dâng tù binh, để trẫm chiêm ngưỡng mãnh tướng Hà Lũng một lần."
"Tuân chỉ." Lý Lâm Phủ thấy thời cơ đã chín muồi, liền nói thêm: "Danh vọng của Vương Trung Tự, đã đủ để đảm nhiệm Binh Bộ Thượng Thư, Thánh nhân chỉ cần hỏi các tướng dưới trướng hắn thì biết, ai mà không kính phục hắn?"
Chính vì biết rõ tướng sĩ bốn trấn đều tôn sùng Vương Trung Tự, nên hắn mới nói vậy.
Quả nhiên, ánh mắt Lý Long Cơ lóe lên một tia sáng, càng thêm quyết tâm bãi chức Tiết độ sứ của Vương Trung Tự…
___________
(1) mỹ tu nam tử: đàn ông có bộ râu đẹp.
(2) tích thân bảo mệnh: chỉ lo cho bản thân, không dám liều mình vì đại sự.
(3) câu tâm đấu giác: Ban đầu, thành ngữ này dùng để chỉ kết cấu bên trong và bên ngoài của cung điện tinh xảo, công phu và mỹ lệ. Ngày nay, nó thường được dùng để ví von sự đấu đá, tranh giành giữa người với người.
(4) tâm phù khí táo: tâm trí còn nông nổi, bộp chộp.
(5) “Cửu tính Chiêu Vũ”, còn gọi là “Cửu tính Hồ”, là cách gọi chung trong các triều đại Nam Bắc triều, Tùy và Đường của Trung Quốc để chỉ các dân tộc và quốc gia Túc Đặc (Sogdiana) ở vùng Trung Á (khu vực sông Hoàng Hà ở Tây Vực) cũng như con cháu của họ sau khi đến Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nguồn gốc dân tộc của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Trung Quốc như người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi.
Nguyên Tái và Vương Uẩn Tú đang đứng dưới mái hiên đón khách.
"Phụ thân vốn luôn nghiêm nghị, Nguyên lang đừng để trong lòng." Nhân lúc khách chưa đến, Vương Uẩn Tú nhẹ giọng an ủi: "Ít nhất ta hiểu rõ, Nguyên lang không làm gì sai cả."
Vừa rồi bọn họ nhắc đến chuyện Dương Tiêm tặng một tòa trạch viện ở An Nhân Phường, khiến Vương Trung Tự không vui. Hắn cho rằng nếu Nguyên Tái hành sự vì công hoặc bảo vệ nhạc phụ, sao có thể nhận đại lễ như thế? Điều đó chứng tỏ trong lòng có ý định luồn cúi, nịnh bợ Dương đảng.
"Không sao, ta quen rồi." Nguyên Tái ôn nhu cười, nói: "Ta hiểu được tâm tình của nhạc phụ, chuyện này chúng ta làm cũng không quang minh chính đại."
"Nhưng dù sao đều là vì cứu phụ thân." Vương Uẩn Tú đã nghe Nguyên Tái giải thích rõ ràng, nếu không dứt khoát cắt đứt với Thái tử, phụ thân nàng có thể sẽ mất mạng.
"Đúng vậy, ta là nữ tế, làm tất cả vì nhạc phụ, nhưng nhạc phụ khó tránh khỏi cảm thấy bị Dương đảng lợi dụng để chia rẽ hắn và Thái tử. Trong lòng hắn có nỗi giận, chẳng lẽ trút lên người ngoài? Đương nhiên chỉ có thể trút lên ta, không sao cả, bình an là được rồi."
Thấy Nguyên Tái thấu hiểu như vậy, Vương Uẩn Tú không khỏi nói: "Nhưng ngươi cũng đừng trách phụ thân, hắn là người quen đánh trận, thô lỗ bá đạo, chẳng nói lý lẽ. Chỉ là... Quốc cữu tặng trạch viện cũng quá xa xỉ rồi."
"Nhất định phải nhận, ta đã thề, tuyệt đối không để ngươi phải chịu khổ cùng ta." Ánh mắt Nguyên Tái kiên định, lại nói: "Hơn nữa, phụ thân thân cận với Quốc cữu cũng là một cách tỏ thái độ nhún nhường với Thánh nhân."
"Nhưng phụ thân sẽ càng không thích ngươi."
"Uẩn nương, chỉ cần ngươi hiểu ta làm tất cả vì điều gì, thế là đủ rồi."
Vừa nói xong, khách đến, đôi phu thê quay đầu nhìn ra, thấy vài người cưỡi ngựa trong gió tuyết tiến vào, dẫn đầu là hai vị mỹ tu nam tử (1), dung mạo đường đường, khí chất mạnh mẽ, theo sau là từng vị thiếu niên tuấn tú, tỏ ra phong thái danh môn.
Một đoàn người thế này cưỡi ngựa đi qua con phố, thu hút ánh nhìn của không ít thiếu nữ và phụ nhân hai bên đường.
Nguyên Tái lập tức bước lên nghênh đón, gọi gia nhân đến dắt ngựa.
"Hai vị Nhan công hữu lễ! Tiết lang, mau đưa người vào trong, bên ngoài lạnh lẽo, lễ nghi chưa chu toàn, nhập sảnh lại cáo lỗi."
Nói là lễ nghi chưa chu toàn, nhưng cách sắp xếp của hắn chu đáo tỉ mỉ, quả thực là người vô cùng cẩn trọng.
Mọi người vào trong, Vương Trung Tự đích thân ra đón, nói: "Giờ ai ai cũng tránh ta như tránh ôn dịch, hôm nay hai vị Nhan công đến thăm, đúng là lúc hoạn nạn mới tỏ chân tâm."
Đêm đó nói chuyện về tình hình Hà Bắc, Tiết Bạch đã nói có thể giới thiệu Hà Bắc Doanh Điền Phán Quan - Nhan Cảo Khanh cho hắn, hôm nay quả nhiên đã dẫn người đến.
Nhan Cảo Khanh được An Lộc Sơn tiến cử, lại làm việc dưới trướng y, nếu đến gặp Vương Trung Tự thì chắc chắn bất lợi cho tiền đồ của mình. Vương Trung Tự vốn tưởng người sẽ không đến, không ngờ vẫn đến, bởi vậy thập phân kinh hỉ.
Mọi người ngồi xuống, hàn huyên đôi chút, Vương Trung Tự hỏi về phong thổ Hà Bắc, còn Nhan Chân Khanh cũng khá hứng thú với tình hình Lũng Hữu, nghe ngóng vài chi tiết có liên quan đến chức vụ nhiệm kỳ sau của mình.
Cuối cùng, nhắc đến chuyện Tiết độ sứ Tứ trấn của Vương Trung Tự có thể bị bãi miễn, mọi người đều tỏ vẻ lo lắng cho cục diện Hà Bắc, nhưng cũng chỉ nói đến đó rồi thôi.
Vừa giao lưu đơn giản như thế, trái lại càng khiến Vương Trung Tự thêm phần hứng thú.
Đến cuối, hắn bỗng chỉ vào Tiết Bạch, nói: "Nhan công là bậc thực tài thực học, còn ngươi chỉ biết tích thân bảo mệnh (2), mưu cầu lợi ích, các hậu bối phải học theo phong cốt của tiên sinh nhiều hơn!"
Hắn nói vậy, thuần túy là tôn kính khí cách của Nhan gia, lại nghĩ đến chính mình bị cuốn vào vòng xoáy tranh đấu, không thể thoát thân, nên trong lòng bất chợt cảm khái, càng nghĩ càng ghét những chuyện câu tâm đấu giác trong triều (3). Nếu không, Tiết Bạch hoàn toàn có thể phản bác lại rằng tích thân bảo mệnh là vì giữ mạng cho ai?
Tiết Bạch vốn có nguyên tắc hành sự riêng, chẳng để tâm những lời này, đáp: "Đúng vậy, ta tâm phù khí táo (4), may nhờ lão sư chỉ dạy, nếu không đã là gian thần nịnh thần rồi."
Câu này khiến Nhan Chân Khanh lắc đầu, nhưng không biết trong lòng phải chăng có chút hưởng thụ.
"Lão phu không hề nói ngươi không tốt." Vương Trung Tự thở dài, "Ngươi giúp Quốc cữu thí hành muối pháp, phổ biến giấy trúc, ngăn ngừa tai họa biên trấn, xem ra có chí hướng báo quốc. Chính vì thế, ta mới nhắc nhở ngươi đừng quá mưu cầu lợi ích."
Nguyên Tái thấy nhạc phụ cuối cùng cũng thừa nhận những thiện chính này của Dương đảng, cảm động vô cùng, vô thức bày ra vẻ chân thành vì nước vì dân.
Tiết Bạch thì chỉ lễ độ đáp lại: "Ta thực sự đã quá mức toan tính rồi."
Hắn cũng thấy được biểu hiện đầy tự hào của Nguyên Tái, nhưng lại cảm thấy chẳng cần thiết, Dương đảng nào có chí báo quốc, chỉ có chí tiến thân mà thôi.
Vương Trung Tự tuy thẳng thắn thể hiện thái độ, nhưng phản ứng của hai thiếu niên này đều nhìn rõ trong mắt.
Một người có quan hệ lợi ích mật thiết, nhưng lại tỏ vẻ chính nhân quân tử. Một người không liên quan gì, nhưng ra tay giúp đỡ, lại không ngại thừa nhận mình mưu cầu lợi ích.
Nếu không phải vì thế, thì sao hắn chịu nghe theo lời khuyên của Tiết Bạch chứ?
....
Tiễn Tiết Bạch cùng Nhan gia ra khỏi cửa, Vương Trung Tự đột nhiên kéo dây cương ngựa của Tiết Bạch, quan sát rồi nói: "Nuôi quá kỹ, cỏ khô phải cho ăn nhiều hơn."
"Đa tạ tướng quân chỉ điểm."
"Hôm nay đến, ngươi không có gì muốn nói sao?"
Hai người đều kiên nhẫn, đến giờ vẫn chưa nhắc tới chuyện Tiết độ sứ Hà Đông.
Mãi đến giây phút cuối cùng, Vương Trung Tự mới lên tiếng hỏi, dù sao chuyện này mới là quan trọng nhất với hắn.
"Tướng quân chớ vội." Tiết Bạch xoay người lên ngựa, thấp giọng nói: "Hiện tại cần làm là phong hoa tuyết nguyệt, tửu sắc tài khí."
"Lão phu không biết."
"Không biết cũng phải học, từ từ mà học."
Tiết Bạch lúc này trông chẳng khác nào một đại tướng đang ra lệnh cho binh sĩ dưới trướng, sau đó hắn thúc ngựa, đuổi theo Nhan Cảo Khanh.
~~
Nhan trạch.
"Chẳng mấy chốc nữa phải trở về Hà Bắc, ta thật sự không nỡ xa mọi người, đặc biệt là không nỡ xa Tam nương."
Thê tử của Nhan Cảo Khanh xuất thân từ Thanh Hà Thôi thị, nhưng tính tình lại rất hiền hòa, hôm nay khi các huynh đệ Nhan gia ra ngoài, nàng lưu lại Nhan trạch cùng Vi Vân trò chuyện, dường như có điều muốn hỏi.
"Tam nương cũng đã đến tuổi xuất giá, các ngươi đã có dự định gì chưa?"
"Tuy không còn nhỏ, nhưng thân thể yếu ớt, làm sao có thể xuất giá sớm được?" Vi Vân thở dài, "Chúng ta dự định để nó ở nhà dưỡng thêm vài năm, không vội."
"Dẫu không vội, nhưng như ý lang quân cũng không dễ tìm." Thôi thị nói: "Nếu bỏ lỡ, e rằng sẽ bị nhà khác đoạt mất."
Vi Vân sững sờ, nhìn ánh mắt của huynh tẩu, chợt hiểu ra điều gì đó.
"Tẩu tử nói là?"
"Phải rồi, ta nghe nói Tiết Bạch muốn nạp thiếp." Thôi thị không đáp, mà hỏi ngược lại: "Chuyện này là thế nào?"
Nam nhân nạp thiếp thì có gì lạ, nhưng sau một thoáng suy nghĩ, không ngờ Vi Vân lại nói ra được lý lẽ hết sức rõ ràng.
"Thanh Lam nguyên danh Hoàng Phủ Ngạc, cũng rất đáng thương, cả nhà bị kết tội phản nghịch, rơi vào tiện tịch. Nàng từng cùng Tiết Bạch trải qua hoạn nạn, hôm qua phu quân nhà ta không phải vừa nhắc đến cận thần Đông Cung là Lý Tĩnh Trung phạm đại tội sao? Lúc ấy chính tên hoạn quan độc ác này đã chôn sống bọn họ..."
Xuất thân từ danh môn vọng tộc, khi nghe câu chuyện này, Thôi thị không khỏi suy nghĩ sâu xa hơn, kinh ngạc nói: "Xem ra, năng lực của Tiết tiểu lang còn lớn hơn ta tưởng."
"Hài tử này quả thực thông minh, có bản lĩnh, nhưng nói thật, Tam nương lại là người có cá tính mạnh, lúc nào cũng không nể nang a huynh."
Ý tứ trong lời của Vi Vân là, Nhan Yên có thể áp chế được Tiết Bạch.
Thôi thị nhìn nụ cười thoáng qua trên khóe miệng nàng, buộc miệng hỏi: "Vậy các ngươi thấy thế nào?"
"Nếu tẩu tử không nhắc đến hôm nay, trước giờ chúng ta chưa từng nghĩ đến chuyện này, vẫn xem bọn chúng như huynh muội."
"Các ngươi cũng thật quá vô tâm, nữ nhi sắp thành đại cô nương rồi."
Thôi thị hơi oán trách, trong lòng phát sầu, nàng sắp cùng phu quân đến Hà Bắc, điều duy nhất khiến nàng không yên tâm chính là Nhan Yên.
Hôm nay, Nhan Yên trốn trong khuê phòng chỉnh lý bản thảo cố sự, đến khi ra đại sảnh liền bị Thôi thị ôm chặt vào lòng.
"Tam nương nhà ta thật đáng thương, có phụ mẫu mà như không, làm đại nương lo lắng đến thế này."
Nhan Yên thấy nàng thực sự phiền lòng, vội an ủi: "Đại nương cũng là mẫu thân của ta mà."
"Hảo hài tử."
Thôi thị cảm động không thôi, thầm nghĩ phu thê Nhan Chân Khanh không đáng tin cậy chút nào, vậy nên nàng phải sớm chuẩn bị, tránh làm lỡ hạnh phúc của đứa con gái ngoan này.
....
Chiều tối, khi Nhan Cảo Khanh và mọi người trở về, Thôi thị lập tức gọi hai nhi tử lại, hỏi: "Các ngươi thấy Tiết lang thế nào?"
"Hắn đúng là người luôn có những suy nghĩ kỳ lạ." Nhan Tuyền Minh cảm thán.
Thôi thị đành nhìn sang tiểu nhi tử, hỏi: "Ngươi thấy thế nào?"
"Tiết Bạch phóng khoáng tiêu sái, mang phong thái của thời Ngụy Tấn." Nhan Quý Minh hào hứng nói, "Ta chưa từng thấy ai bề ngoài thì quy củ, mà thực chất lại phóng túng như vậy."
"Ta không hỏi chuyện đó, ta hỏi về chuyện của Tam nương."
"Mẫu thân không phải đã có suy tính từ trước rồi sao? Sao còn hỏi hài nhi?"
"Trước đây chỉ nghe nói Thập tam thúc thu nhận một đồ đệ, phong thái xuất chúng, đối đãi Tam Nương cũng rất tốt." Thôi thị thở dài: "Nhưng khi đến Trường An lần này, ta lại nghe nói hắn phong lưu đa tình, còn qua lại với Quắc Quốc phu nhân... Gần đây lại muốn nạp thiếp nữa."
"Mẫu thân lo về điều này sao?"
Thôi thị liền dặn dò: "Trước khi rời kinh, các ngươi hãy để ý thêm, xem con người hắn thực sự ra sao."
~~
"Ngày mai Tiết lang có kế hoạch gì không? Cùng nhau đọc sách, luyện chữ, thế nào?"
"E rằng ngày mai không tiện."
"Tiết lang định đi đâu?"
Thấy huynh đệ Nhan gia vừa từ hậu viện trở về đã liên tục truy hỏi mình, Tiết Bạch có chút nghi hoặc, nhưng cũng may, hắn không có gì phải giấu giếm, bèn trả lời: "Ta đến Ngọc Chân Quan một chuyến."
"Ngọc Chân Quan? Hóa ra Tiết lang có quen nữ quan ở đó, có phải là Đằng Không Tử – người đã chữa bệnh cho Tam nương không?"
"Không phải, ta còn một vị bằng hữu, nàng giúp ta biên tập lại một số bản thảo."
Nhan Tuyền Minh và Nhan Quý Minh liếc nhìn nhau, bởi vì không có kinh nghiệm, cũng không biết đây có thể coi là phong lưu hay không.
"Thì ra là vậy." Nhan Tuyền Minh suy nghĩ một chút, nảy ra ý tưởng, liền hỏi: "Vậy ngày mốt Tiết lang có rảnh không? Cùng đi Bình Khang phường ‘vui chơi’ một chuyến?"
Hiện thời nghe người ta nói về ‘vui chơi’ cứ như chuyện cơm bữa, nên Tiết Bạch cũng chẳng ngạc nhiên lắm, chỉ lắc đầu đáp: "Ngày mốt ta phải nhờ Quắc Quốc phu nhân dẫn vào cung yết kiến, e là không tiện."
"Không sao, đợi lúc nào ngươi rảnh thì đi."
"Không khéo, sau đó ta phải chuẩn bị nạp thiếp vào cửa." Tiết Bạch nghiêm túc từ chối, "Thực sự không có thời gian, hai huynh cứ tự đi đi."
Nhan Quý Minh đảo mắt, cảm thấy huynh trưởng Nhan Tuyền Minh của mình mới thực sự là kẻ phong lưu háo sắc, còn Tiết Bạch trông có vẻ thanh cao hơn hẳn, nhưng cảm giác này lại có chút kỳ lạ.
Tiết Bạch càng thích bàn luận về quan trường chi sự, nên nán lại Nhan gia một hồi, rồi tìm cơ hội nói với Nhan Cảo Khanh: "Nếu An Lộc Sơn hỏi đại bá hôm nay gặp Vương Trung Tự có chuyện gì, thì chỉ cần đáp rằng đại bá nghe ngóng được Vương Trung Tự có ý định bảo trụ chức vị Tiết độ sứ Hà Đông."
"Ngươi a, đúng là am hiểu mưu tính lòng người."
"Mấy nhà bận rộn tranh đấu, chẳng phải cũng chỉ vì một mảnh đất Hà Đông này sao?"
....
Tiết Bạch từ lâu đã biết Hà Đông rất quan trọng, nhưng sau khi trò chuyện tại phủ Vương Trung Tự hôm nay, hắn càng hiểu rõ lý do tại sao.
Cái gọi là Hà Đông, chính là vùng đất nằm ở phía đông sông Hoàng Hà và phía tây Thái Hành sơn, bao gồm phần lớn tỉnh Sơn Tây thời hậu thế, cùng một phần Thiểm Tây, Ninh Hạ, Nội Mông. Đây cũng là nơi khởi nghiệp của nhà Đường.
Nơi này có địa thế hiểm trở, được bao bọc bởi các rào chắn tự nhiên, phía bắc có Trường Thành, phía nam có Hoàng Hà, phía đông có Thái Hành sơn, phía tây ngoài Hoàng Hà còn có sa mạc Gobi.
Do chiến tranh với ngoại tộc kéo dài, dân phong Hà Đông dũng mãnh, bất kể Hán hay Hồ, từ phụ nữ đến thiếu niên đều giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Trong lãnh thổ còn có cửu tính Chiêu Vũ (5) và bộ tộc Sa Đà nổi danh thiện chiến, là nguồn cung binh lực dồi dào.
Chính vì thế, dù Vương Trung Tự chỉ hơi nghi ngờ An Lộc Sơn có ý đồ xấu, hắn cũng không dám dễ dàng từ bỏ chức Tiết độ sứ Hà Đông.
Giữ vững một chức quan rất khó, dù hiện tại Lý Long Cơ đã giảm bớt nghi kỵ với Vương Trung Tự, nhưng thực tế vẫn chưa hoàn toàn yên tâm giao binh quyền cho hắn.
Trong khi đó, An Lộc Sơn chỉ cần khiến Vương Trung Tự bị bãi chức là xem như thắng, về sau hắn sẽ luôn có cách từng bước thâu tóm Hà Đông.
Cuộc sống gần đây của Tiết Bạch trôi qua không tệ, lẽ ra hắn có thể không bận tâm đến chuyện này, nhưng đáng tiếc là hắn biết quá nhiều, nếu không nhúng tay vào, e rằng khó mà ngủ ngon giấc.
~~
Hai ngày nay, Lý Long Cơ tâm trạng rất tốt, mỗi ngày đều nghe An Lộc Sơn tấu trình công vụ.
Thực ra những chuyện liên quan đến Khiết Đan và Hề Nhân đã nghe nhiều lần, nhưng vì An Lộc Sơn khéo miệng, luôn biết cách tâng bốc khiến hắn vui vẻ, nên hắn vẫn muốn triệu kiến.
Tuy nhiên, những lời nhắc nhở của Dương Chiêu cũng có chút ảnh hưởng đến hắn.
Hôm nay, khi đã ngà ngà say, Lý Long Cơ cười đùa, nói: "Hồ nhi sao cứ viện cớ ở lại Trường An? Có phải thực sự muốn trẫm bãi chức nghĩa tử để mưu Tiết độ sứ Hà Đông không?"
An Lộc Sơn đang hùng hồn kể về hình thế biên cảnh trong điện, nghe vậy liền mở to mắt đầy vẻ vô tội.
"Lại kiêm thêm Tiết độ sứ nữa sao? Hồ nhi không làm được đâu, Thánh nhân minh giám, Hồ Nhi chỉ vì bệnh tình nên mới lưu lại Trường An lâu hơn một chút."
"Ồ? Bệnh gì?"
"Bụng hồ nhi ngày càng to, da ở chân cũng bị lở loét, đại phu nói là mọc nhọt, lại nói mắc chứng tiêu khát, nên phải ở lại Trường An chữa trị."
Nói đến đây, An Lộc Sơn hiếm khi tỏ ra bi thương, bỗng trở nên nghiêm túc hơn hẳn, trịnh trọng nói: "Bệ hạ, e rằng thần chỉ có thể vì bệ hạ trấn giữ biên cương thêm mười năm nữa thôi, khó lòng được chứng kiến Bệ hạ trường thọ như trời đất, nên mỗi lần hồi Trường An, thần đều muốn gặp bệ hạ thêm vài lần."
Những lời này đầy chân thành, khiến Lý Long Cơ không khỏi đứng dậy, nói: "Truyền ngự y vào, Hồ nhi còn trẻ, sao lại nói những lời xui xẻo thế này?"
Rất nhanh, ngự y tiến vào điện, cẩn thận bắt mạch cho An Lộc Sơn, còn kiểm tra cả vết loét trên chân hắn.
"Khởi bẩm Thánh nhân, đúng là chứng tiêu khát, sở vị 'Người béo dễ bị nội nhiệt, ăn ngọt nhiều gây đầy bụng, khiến khí bị tràn lên, chuyển thành tiêu khát', bệnh tiêu khát kéo dài làm sinh đàm trọc, huyết ứ, cản trở khí huyết lưu thông, khiến cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ, vì vậy bụng của An đại phủ ngày càng to, da thịt sinh nhọt lở loét."
Lý Long Cơ vừa đi qua đi lại, vừa nói: "Trẫm đã ngoài sáu mươi, mà vẫn chưa mắc bệnh gì, sao Hồ nhi còn trẻ thế lại đến nỗi này?"
"Thánh nhân long thể tôn quý, tất nhiên không giống người thường."
"Nhất định phải cẩn thận chẩn trị cho hồ nhi, dùng những loại thuốc tốt nhất thế gian. Trẫm vẫn còn trọng dụng hắn, sao có thể thờ ơ trước bệnh tình của một công thần?"
"Tuân chỉ."
Hôm ấy, sau khi An Lộc Sơn lui xuống, Lý Long Cơ vẫn còn cảm khái, nói với Cao Lực Sĩ: "Tướng quân xem Hồ nhi, rồi nhìn lại trẫm, khác biệt quá lớn!"
"Thánh nhân học được thuật dưỡng sinh của Huyền Tĩnh chân nhân, trường thọ sánh ngang trời đất, mỗi ngày trông lại càng trẻ hơn. Lão nô cũng đã truyền dạy vài tiểu hài, sau này khi lão nô mất rồi, chúng sẽ hầu hạ Thánh nhân."
"Sao ngay cả tướng quân cũng đa sầu đa cảm vậy?" Lý Long Cơ vỗ nhẹ lên vai Cao Lực Sĩ an ủi, tâm trạng lại vẫn khá tốt.
Gần đây hiếm khi hắn chăm lo chính sự, hôm nay còn triệu kiến Lý Lâm Phủ.
Lần này, Lý Long Cơ quan sát tỉ mỉ một hồi, phát hiện đôi mắt Lý Lâm Phủ sưng mọng, sắc mặt lộ vẻ già nua, không còn phong thái như trước, đã kém hắn rất xa.
Nghĩ lại những lời của Dương Chiêu, hắn càng cảm thấy không đáng bận tâm.
Đường triều có một quân vương trường thọ và anh minh như hắn, lẽ nào còn phải lo lắng một Hồ Nhi kiêm nhiệm Tiết độ sứ hay sao?
"Hôm nay triệu Thập Lang đến, chiến báo mới nhất từ Lũng Hữu, trẫm đã xem qua, hậu tục ở Thạch Bảo Thành, Ca Thư Hàn xử lý rất tốt, dù không có Vương Trung Tự ở đó, vẫn không xảy ra chút sơ suất nào, thậm chí còn làm tốt hơn trước."
"Đúng vậy, Vương Trung Tự là nghĩa tử của Thánh nhân, hành sự khó tránh khỏi cố chấp kỷ kiến, lại còn lo trước lo sau. Trong khi đó, Ca Thư Hàn xuất thân Hồ tộc, trời sinh dũng mãnh, chỉ biết trung thành với Thánh nhân, Thánh nhân chỉ đâu, hắn đánh đó."
Lý Lâm Phủ cũng không hoàn toàn chỉ nói tốt về Ca Thư Hàn, mà thoại phong xoay chuyển, nói tiếp: "Tuy nhiên, người Hồ không hiểu lễ nghĩa, Ca Thư Hàn mỗi lần thắng trận đều tàn sát sạch dân man di, lấy đó thị uy, tổn hại thiên hòa. Vì vậy, số quân địch bị giết trong chiến báo còn nhiều hơn cả số địch nhân mà Vương tướng quân tiêu diệt suốt mấy tháng công thành…"
Lý Long Cơ khoát tay, không cho rằng đây là vấn đề, ngược lại càng yêu thích vị đại tướng này hơn.
So sánh hai người, hắn lại nghĩ đến sự ngạo mạn của nghĩa tử Vương Trung Tự khi không nghe theo thánh chỉ, trì hoãn không công Thạch Bảo Thành.
"Chiến sự đã xong, triệu Ca Thư Hàn, An Tư Thuận và những người khác vào triều trình công trạng, dâng tù binh, để trẫm chiêm ngưỡng mãnh tướng Hà Lũng một lần."
"Tuân chỉ." Lý Lâm Phủ thấy thời cơ đã chín muồi, liền nói thêm: "Danh vọng của Vương Trung Tự, đã đủ để đảm nhiệm Binh Bộ Thượng Thư, Thánh nhân chỉ cần hỏi các tướng dưới trướng hắn thì biết, ai mà không kính phục hắn?"
Chính vì biết rõ tướng sĩ bốn trấn đều tôn sùng Vương Trung Tự, nên hắn mới nói vậy.
Quả nhiên, ánh mắt Lý Long Cơ lóe lên một tia sáng, càng thêm quyết tâm bãi chức Tiết độ sứ của Vương Trung Tự…
___________
(1) mỹ tu nam tử: đàn ông có bộ râu đẹp.
(2) tích thân bảo mệnh: chỉ lo cho bản thân, không dám liều mình vì đại sự.
(3) câu tâm đấu giác: Ban đầu, thành ngữ này dùng để chỉ kết cấu bên trong và bên ngoài của cung điện tinh xảo, công phu và mỹ lệ. Ngày nay, nó thường được dùng để ví von sự đấu đá, tranh giành giữa người với người.
(4) tâm phù khí táo: tâm trí còn nông nổi, bộp chộp.
(5) “Cửu tính Chiêu Vũ”, còn gọi là “Cửu tính Hồ”, là cách gọi chung trong các triều đại Nam Bắc triều, Tùy và Đường của Trung Quốc để chỉ các dân tộc và quốc gia Túc Đặc (Sogdiana) ở vùng Trung Á (khu vực sông Hoàng Hà ở Tây Vực) cũng như con cháu của họ sau khi đến Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nguồn gốc dân tộc của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Trung Quốc như người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi.