Chương 495: Thu võ vận ăn hạt châu
Ngõ Kỵ Long chật hẹp là một con dốc, còn có bậc thang thật dài. Tiệm Thảo Đầu nằm ở phía dưới bậc thang, cùng với tiệm Áp Tuế, năm xưa đều là tổ nghiệp của nhà cô bé Thạch Xuân Gia cột tóc sừng dê. Về sau tiểu nha đầu không theo bọn Lý Bảo Bình, Lý Hòe tới thư viện Đại Tùy đi học, cũng không ở lại trấn nhỏ giống Đổng Thủy Tỉnh, mà theo gia tộc dời đến kinh thành Đại Ly, cho nên đã bán lại hai cửa tiệm. Sau đó dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Cung, đã sang tay cho Trần Bình An.
Mỗi lần Trần Bình An trở về quê hương, vẫn có thể gặp được Đổng Thủy Tỉnh. Còn Thạch Xuân Gia sau lần chia tay năm đó, cũng chưa từng gặp lại.
Năm xưa tiệm Thảo Đầu ở trong tay Thạch gia, chuyên bán đồ linh tinh, cũng có rất nhiều đồ vật cũ, xem như là một tiệm cầm đồ sớm nhất ở động tiên Ly Châu. Sau đó lúc dọn đi, Thạch gia đã lựa chọn mang theo một số đồ cổ quý giá tương đối thuận mắt, còn một nửa để lại trong tiệm. Từ đó có thể thấy, Thạch gia cho dù dời đến kinh thành, vẫn là một gia đình giàu có.
Lúc đầu Trần Bình An đến tiệm, biết được những đồ vật kia rất đáng giá, còn cảm thấy áy náy, lương tâm bất an. Hắn nghĩ thầm hay là dứt khoát đóng cửa tiệm, chờ một ngày nào đó Thạch gia trở về trấn nhỏ thăm người thân, sẽ dựa theo giá gốc, trả lại cửa tiệm và tất cả đồ vật bên trong cho Thạch gia. Có điều khi đó Nguyễn Tú lại không đồng ý, nói mua bán là mua bán, nhân tình là nhân tình. Trần Bình An mặc dù đáp ứng, nhưng trong lòng chung quy vẫn có vướng mắc.
Hôm nay hắn đã quen buôn bán với người khác, không có suy nghĩ như vậy nữa. Nhưng nếu Thạch gia không ngại mặt mũi, phái người tới đòi lại cửa tiệm, Trần Bình An cũng sẽ không từ chối. Chỉ là sau này hai bên sẽ không thể nói tình nghĩa nữa. Đương nhiên tình nghĩa của Trần Bình An hắn đáng giá mấy đồng tiền?
Trong tiệm chỉ có một người phục vụ trông coi buôn bán, đó là một bà lão tính tình chất phác. Nghe nói lúc Nguyễn Tú làm chủ trong tiệm, cũng thường tán gẫu với bà ta.
Trần Bình An dĩ nhiên nhận ra bà ta, xuất thân từ ngõ Hạnh Hoa. Dựa theo vai vế dây mơ rễ má ở trấn nhỏ, cho dù tuổi tác kém gần bốn mươi, cũng chỉ cần gọi một tiếng dì Trần, không xem là thân thích thật sự gì.
Bà lão mặc dù đã có tuổi, nhưng cả đời làm việc đồng áng, thân thể rất khỏe mạnh. Hôm nay con cái đều dọn tới quận thành Long Tuyền, bà ta đã tới ở mấy lần, nhưng bên đó nhà lớn lại vắng vẻ, muốn tìm một người quen để cãi nhau cũng không ra, cho nên lại trở về trấn nhỏ.
Con cái hiếu thuận cũng không có cách nào. Chỉ là nghe nói con dâu có mấy lời phàn nàn, chê mẹ chồng ở bên này làm mất mặt, nói rằng hôm nay trong nhà đã mua mấy nha hoàn, nào cần mẹ chồng tuổi tác cao chạy ra ngoài kiếm mấy đồng tiền. Hơn nữa chủ nhân cửa tiệm kia còn là một vãn bối, năm xưa nghèo khổ nhất ở ngõ Nê Bình.
Trần Bình An dẫn Bùi Tiền đến tiệm, vừa vào cửa đã gọi dì Trần, hỏi thăm thân thể ra sao, những năm qua đồng ruộng còn trồng trọt không, thu hoạch thế nào.
Sau đó Trần Bình An và bà lão tán gẫu một hồi lâu, đều dùng tiếng địa phương trấn nhỏ. Bà lão khéo ăn nói, nhắc đến chuyện cũ năm xưa, lại thấy Trần Bình An hôm nay đã có tiền đồ, tâm tình khó kiềm chế, vành mắt ướt át. Còn nói nếu mẹ của Trần Bình An nhìn thấy cảnh tượng hôm nay thì tốt biết bao, cả đời chịu khổ rồi, không được hưởng phúc ngày nào, một năm cuối cùng còn không thể xuống giường, ngay cả mùa đông kia cũng không vượt qua được, đúng là ông trời không có mắt.
Nhắc đến chỗ thương tâm, bà ta lại oán giận cha của Trần Bình An, nói rằng người tốt thì có tác dụng gì, chỉ là một kẻ gây nghiệp, nói mất là mất, liên lụy vợ và con trai phải chịu khổ nhiều năm như vậy.
Có điều nói đến cuối cùng, bà lão lại nhẹ nhàng vỗ vào tay Trần Bình An, nói:
- Cũng đừng trách cha ngươi, cứ xem như kiếp trước hai mẹ con ngươi thiếu nợ ông ta, kiếp này trả hết nợ là được, đó là chuyện tốt. Không chừng kiếp sau sẽ đoàn viên, cùng nhau hưởng phúc.
Trần Bình An ngoan ngoãn ngồi trên ghế dài với dì Trần, nắm bàn tay nhăn nheo của bà lão, nghe oán trách, không dám cãi lại.
Bùi Tiền xách một cái ghế đẩu nhỏ, ngồi ở cách đó không xa, khẽ cắn hạt dưa, yên lặng nhìn sư phụ có phần xa lạ.
Cô học ngôn ngữ các nơi đều rất nhanh, đã quen thuộc với tiếng địa phương quận Long Tuyền, cho nên hai người tán gẫu, cô đều nghe hiểu được.
Sư phụ trò chuyện với bà lão, dường như vừa thương tâm vừa vui vẻ.
Hơn nữa Bùi Tiền cũng rất khó hiểu. Sư phụ là một người lợi hại biết bao, bất kể gặp ai, gần như đều chưa từng... cung kính như vậy? Giống như bà lão nói gì cũng đúng, sư phụ đều sẽ nghe vào, mỗi chữ mỗi câu đều đặt ở trong lòng. Vả lại tâm cảnh hiện giờ của sư phụ rất an tĩnh hài hòa.
Thực ra trước khi sư phụ xuống núi đi tới tiệm, Bùi Tiền cảm thấy mình đã chịu ấm ức rất lớn. Chỉ là sư phụ muốn luyện quyền ở núi Lạc Phách, cô không tiện quấy rầy. Cho nên cô ở lại tiệm Áp Tuế, đứng lên ghế đẩu nhỏ ngẩn người, vẫn luôn phiền muộn không vui, thật sự không có tinh thần ra ngoài dạo chơi giống như trước kia. Vừa nghĩ tới mấy con ngỗng trắng lớn trong trấn nhỏ, chắc lại khi dễ người qua đường, cô lại càng tức giận.
Bởi vì ít ngày trước cô đã nghe được rất nhiều chuyện phiếm của dân chúng trấn nhỏ.
Thực ra vài năm trước Bùi Tiền đã nghe qua, có điều khi đó cảm thấy mình là người giang hồ rồi, nên độ lượng một chút, cho nên không trừng trị bọn họ tại chỗ. Cô chỉ lén lút ghi vào một quyển sổ nhỏ, ngày nào nơi nào, nghe được những lời nào của đám nhóc con hay bà mụ nào, sau đó lặng lẽ giấu dưới đáy hòm trúc nhỏ.
Nhưng gần đây sau khi sư phụ trở về núi Lạc Phách, lời nói xấu càng nhiều. Trong đó có không ít đàn ông ăn no rửng mỡ lại không bị căng chết, còn có người quen biết năm xưa khoảng chừng ngang tuổi với sư phụ, cùng với một số bà nhiều chuyện, tụ tập ở ngã rẽ đường ngõ, cùng nhau xuyên tạc. Phần nhiều là nói về chuyện cũ năm xưa ở ngõ Nê Bình, cùng với một số tin đồn khi Trần Bình An làm học đồ lò gốm. Bọn họ thích dùng những chuyện đáng thương của Trần Bình An lúc còn nhỏ để làm chuyện cười.
Như vậy cũng chưa tính là quá đáng, còn có một số lời nói càng khiến người ta chán ghét. Bằng hữu Lưu Tiện Dương của sư phụ, hàng xóm Tống Tập Tân và tỳ nữ Trĩ Khuê, cùng với quả phụ mẹ của Cố Xán, thậm chí ngay cả Nguyễn Tú tỷ tỷ cũng bị đem ra thêu dệt. Chẳng hạn như nói năm xưa sư phụ dựa vào nịnh nọt Nguyễn Tú, mới được nở mày nở mặt như hôm nay. Còn nói sư phụ có dính một chân với mẹ của Cố Xán, cho nên mới nhiều lần giúp đỡ quả phụ kia, thường xuyên mượn tiền Tống Tập Tân không trả... quá nhiều rồi.
Bùi Tiền đều nhớ kỹ, mỗi lần trở về tiệm Áp Tuế, rời khỏi Thạch Nhu, đều lấy quyển sổ dưới đáy hòm ra. Lúc đặt bút cô nghiến răng nghiến lợi, cho nên nét mực rất nặng. Nếu không phải hôm nay sư phụ đang ở núi Lạc Phách, Bùi Tiền đã sớm ra tay rồi, mặc kệ đối phương là đứa trẻ mấy tuổi hay phụ nữ bà lão mấy chục tuổi.
Sau đó có một ngày Thạch Nhu phát giác được đầu mối, bèn khuyên nhủ Bùi Tiền. Cô nói phường ngõ dân gian hay triều đình giang hồ cũng vậy, có mấy ai thật sự thấy được cái tốt của người khác? Có thì có, nhưng lại ít. Trước mặt sẽ nịnh nọt ngươi, nói lời hay với ngươi, nhưng quay đầu đi lại nói xấu sau lưng, đây là chuyện rất bình thường.
Kết quả Bùi Tiền lại phản bác một câu:
- Nói ta thì không sao, nhưng nói sư phụ ta thì không được!
Thạch Nhu cảm thấy khó giải quyết, sợ một ngày nào đó Bùi Tiền không nhịn được, ra tay không biết nặng nhẹ, khiến người khác bị thương. Cho nên lần này Trần Bình An tới tiệm, cô muốn nói một chút về chuyện này. Có điều Bùi Tiền luôn bám lấy sư phụ của mình, Thạch Nhu tạm thời không có cơ hội mở miệng.
Nhưng hôm nay Bùi Tiền gặp sư phụ rồi, nghe bà lão nhắc tới những chuyện đáng ghét kia, tức giận thì vẫn tức giận, ấm ức thì vẫn ấm ức, nhưng không còn lớn như trước. Nhất là Bùi Tiền nhớ lại, có một năm giúp sư phụ đến ngôi mộ cha mẹ tế lễ, lúc trở về trấn nhỏ đã gặp phải bà lão này. Khi Bùi Tiền quay đầu nhìn, bà lão dường như đang đứng ở ngôi mộ của cha mẹ sư phụ, khom lưng cầm cái khay chứa bánh nếp đậu hủ đặt ở trước mộ.
Bùi Tiền cắn hạt dưa, nhếch miệng cười, không nói cho sư phụ nghe chuyện phiền lòng nữa.
Ngoài ra sau này đối diện với bà lão được sư phụ gọi dì Trần này, phải tươi cười nhiều hơn.
Rời khỏi tiệm Thảo Đầu, Trần Bình An không đưa Bùi Tiền về tiệm Áp Tuế, mà dẫn theo cô bé dạo bộ, dọc theo bậc thang ở ngõ Kỵ Long đi lên trên. Sau đó lại đi đường vòng, băng qua đường lớn ngõ nhỏ, đi tới nhà tổ của Lưu Tiện Dương. Trần Bình An mở cửa ra, cầm cây chổi bắt đầu quét dọn.
Bùi Tiền cũng không xa lạ với nơi này, năm đó lúc chia tay ở trấn Hồng Chúc, sư phụ đã đưa cho cô một xâu chìa khóa, trong đó có ngôi nhà này. Còn bảo cô thỉnh thoảng hãy theo cô bé váy hồng, tới đây quét dọn một lần.
Lần đó chia tay, sư phụ còn đặc biệt dặn dò cô không được lục lọi đồ vật trong nhà. Khi ấy cô còn cảm thấy thương tâm, hỏi cô bé váy hồng xem có bị sư phụ nói như vậy hay không. Cô bé váy hồng vừa do dự, Bùi Tiền đã biết là không có, liền ngồi trên ngưỡng cửa, phiền muộn rất lâu, để mặc cô bé váy hồng một mình bận rộn. Bùi Tiền còn nói mình đã lật xem hoàng lịch (sách nói về thời tiết ngày tháng), hôm nay cô không có sức lực.
Bây giờ thì khác, sư phụ quét dọn, cô không cần lật xem hoàng lịch, cũng biết hôm nay cả người đầy sức lực. Cô chạy xuống nhà bếp, xách thùng nước và khăn lau, múc nước trong lu còn dư lại một chút nước, giúp lau bàn ghế tủ trong nhà. Trần Bình An mỉm cười kể với Bùi Tiền rất nhiều cố sự, năm xưa cùng Lưu Tiện Dương lên núi xuống nước, đặt bẫy bắt thú hoang, làm giàn ná cung tên, đánh cá bắn chim bắt rắn, rất nhiều chuyện lý thú.
Lúc Trần Bình An không nói chuyện, Bùi Tiền nhân lúc rãnh rỗi, lại đọc oang oang một bài văn giống như quy ước trật tự, tổ huấn trị gia. Ngay cả Trần Bình An cũng không biết cô học được từ đâu, hơn nữa còn đọc thuộc lòng.
- Gà gáy liền dậy, quét dọn sân nhà, trong ngoài gọn gàng sạch sẽ. Đóng cửa khóa cổng, tự mình rà soát, quân tử kiểm điểm nhiều lần... Ăn mỗi chén cháo chén cơm, phải biết có được không dễ dàng... Đồ dùng cũ mà sạch, lọ sành cũng quý như vàng ngọc. Ban ơn đừng nhớ, chịu ơn đừng quên. Giữ vững bổn phận, thuận theo ý trời.
Trần Bình An nghe tiếng đọc của Bùi Tiền, cũng không hỏi nhiều, chỉ nhìn cô bé vừa lao động vừa gật gù, vẻ mặt tươi cười.
Sau khi làm xong, một lớn một nhỏ cùng nhau ngồi trên ngưỡng cửa nghỉ ngơi.
Bùi Tiền hỏi:
- Sư phụ, ngài và Lưu Tiện Dương quan hệ tốt như vậy à?
Trần Bình An gật đầu nói:
- Đúng vậy, năm xưa sư phụ là người hầu nhỏ của Lưu Tiện Dương. Về sau còn có một thằng nhóc mũi thò lò, là con ghẻ đi theo sau mông sư phụ. Ba người chúng ta quan hệ rất tốt.
Bùi Tiền quay đầu nhìn sư phụ đã gầy đi rất nhiều, do dự một hồi lâu, vẫn nhẹ giọng hỏi:
- Sư phụ, con nói là nếu như, nếu như có người nói xấu ngài, ngài có tức giận không?
Trần Bình An cười nói:
- Trước mặt nói xấu ta, sẽ không tức giận. Sau lưng nói xấu ta... cũng không tức giận.
Bùi Tiền nghi hoặc nói:
- Sư phụ à, không phải đều nói Bồ Tát đất cũng có ba phần nóng tính sao? Sao ngài lại không tức giận?
Trần Bình An vỗ vỗ đầu nhỏ của Bùi Tiền, cười nói:
- Bởi vì tức giận cũng vô dụng.
Bùi Tiền đưa một nắm hạt dưa cho sư phụ, Trần Bình An cầm lấy, sau đó hai thầy trò cùng nhau cắn hạt dưa. Bùi Tiền phiền muộn nói:
- Vậy thì mặc cho người khác nói xấu sao? Sư phụ, như vậy không đúng.
Trần Bình An lười nhác ngồi cắn hạt dưa, nhìn về phía trước, mỉm cười nói:
- Muốn nghe đạo lý lớn một chút, hay là đạo lý nhỏ một chút?
Bùi Tiền cười nói:
- Đều muốn nghe.
Trần Bình An gật đầu nói:
- Vậy trước tiên nói đạo lý lớn. Đã là nói cho ngươi nghe, cũng là nói cho chính sư phụ nghe, cho nên ngươi tạm thời không hiểu cũng không sao. Nói thế nào đây, mỗi ngày chúng ta nói gì làm gì, thật sự chỉ là mấy lời mấy chuyện sao? Không phải, những lời nói và việc làm này, sẽ như những sợi dây gộp lại với nhau. Giống như khe suối trong núi lớn phía tây, cuối cùng biến thành sông Long Tu, sông Thiết Phù.
- Con sông lớn này, chính là là cơ sở đặt chân căn bản nhất của mỗi người, là một đường nhánh chính giấu ở trong lòng, sẽ quyết định bi hoan ly hợp, buồn vui mừng giận lớn nhất trong đời chúng ta. Đường nhánh sông dài này, có thể chứa rất nhiều tôm cá rong đá. Có đôi khi nó sẽ khô cạn, nhưng có đôi khi sẽ tràn nước lũ, không thể nói chính xác, bởi vì rất nhiều lúc chính chúng ta cũng không biết vì sao lại biến thành như vậy.
- Cho nên trong văn chương mà ngươi vừa đọc, nói quân tử kiểm điểm nhiều lần. Thực ra Nho gia còn có một cách nói khác, đó là “kiềm chế bản thân quay về lễ nghĩa”. Sau đó sư phụ đọc bút tích văn nhân, nghe nói còn có một vị đại nho ở Đồng Diệp châu được khen là thiên cổ hoàn mỹ, đã làm một tấm biển, viết hai chữ “chế nộ” (kiềm chế cơn giận). Ta nghĩ nếu làm được chuyện này, trên tâm cảnh sẽ không có nước lũ ngập trời, gặp cầu xông cầu, gặp đê vỡ đê, chìm ngập con đường hai bên bờ.
Bùi Tiền hỏi:
- Vậy nhỏ thì sao?
Trần Bình An cười nói:
- Đạo lý nhỏ à, vậy thì càng đơn giản. Lúc nghèo, bị người khác nói xấu, chỉ có một chữ “nhẫn” là khả thi. Bị người ta đâm chọc sau lưng, cũng chẳng có cách nào, đừng để bị đâm gãy là được. Nếu gia cảnh giàu có rồi, mình trải qua cuộc sống tốt đẹp, người khác đỏ mắt, còn không cho bọn họ mỉa mai mấy câu sao?
- Mỗi người trở về nhà mình. Gia đình có cuộc sống tốt đẹp, bị người khác nói xấu mấy câu, phúc khí tổ tiên cũng không giảm đi chút nào. Còn gia đình nghèo kia, không chừng còn bị hao hụt âm đức, thêm sương trên tuyết. Ngươi nghĩ như vậy thì sẽ không tức giận nữa, đúng không?
Bùi Tiền khoanh hai tay trước ngực, nhíu chặt chân mày, cố gắng suy nghĩ đạo lý nhỏ này, cuối cùng gật đầu nói:
- Không giận như trước nữa, nhưng tức thì vẫn tức.
Trần Bình An cười nói:
- Tức giận là thường tình của con người. Nhưng khi tức giận, ngươi không dựa vào bản lĩnh ra tay đánh người, không dùng cái sai lớn để đối phó với cái sai nhỏ của người khác, như vậy đã rất tốt rồi.
Bùi Tiền nhảy nhót nói:
- Sư phụ, con đã nghe nhiều lời nói xấu như vậy, nhưng vẫn không ra tay đánh người, một lần cũng không.
Trần Bình An gật đầu nói:
- Vậy sư phụ ngoài miệng khen ngợi ngươi một lần.
Bùi Tiền cười hì hì nói:
- Sư phụ, cho mấy đồng tiền đi, khen thưởng một đồng cũng được mà.
Trần Bình An lắc đầu cười nói:
- Vậy cũng không được. Làm việc cần coi trọng lời lỗ, nhưng làm người lại không thể như vậy. Ngươi đã đi theo một sư phụ như ta, phải chịu phần thiệt thòi này.
Bùi Tiền cười nói:
- Đây coi là thiệt thòi gì?
Trần Bình An quay đầu nhìn, thấy Bùi Tiền cắn hạt dưa xong đều đặt vỏ trong lòng bàn tay, giống hệt như mình, hoàn toàn tự nhiên.
Trần Bình An đổ vỏ hạt dưa trong tay mình vào tay Bùi Tiền, nói:
- Một ngày nào đó ngươi sẽ gặp được một số người, chỉ cần ngươi tiện tay ném vỏ hạt dưa xuống đất, bọn họ sẽ chỉ chỉ trỏ trỏ với ngươi. Những người này phân làm hai loại, một loại là xuất thân hào môn thế tộc, chưa từng lăn lộn trong bùn lầy. Một loại khác là ngươi rời khỏi ngõ Kỵ Long rồi, bọn họ đã định sẵn cả đời chỉ có thể ở lại trong ngõ. Sau này trên giang hồ, ngươi phải coi chừng loại người thứ hai. Bởi vì người trước là ngạo mạn, còn người sau là tâm địa xấu xa.
Bùi Tiền mở to mắt, vẻ mặt khó tưởng tượng, hỏi:
- Tiện tay ném vỏ hạt dưa, còn sẽ bị người mắng? Phân gà phân chó đầy đất, sao không mắng đi? Cái thế đạo gì vậy!
Trần Bình An không nói về hai loại “nhân quả” càng cực đoan hơn, chẳng hạn như trên người thánh nhân văn chương có tì vết đạo đức, hay là kẻ hung ác thỉnh thoảng cũng có hành động lương thiện. Nói những chuyện này với Bùi Tiền vẫn còn sớm, cũng quá lớn, sẽ không khiến Bùi Tiền trở thành người nói lý, ngược lại sẽ thành gánh nặng của cô bé. Hơn nữa hắn cũng không hi vọng Bùi Tiền trở thành một Trần Bình An thứ hai.
Vì vậy khi Trần Bình An nói cho Bùi Tiền nghe một số đạo lý mà mình suy nghĩ ra, đã cố gắng khiến nó giống như chén cháo hay bánh bao, ăn thế nào cũng không xấu. Cho dù ăn nhiều rồi, Bùi Tiền cũng chỉ cảm thấy hơi no, không ăn nổi nữa, có thể để dành. Trần Bình An hi vọng mình sẽ không đưa cho Bùi Tiền một chén thuốc đắng, một ly rượu mạnh, hoặc là một đĩa thức ăn quá cay.
Trần Bình An cười nói:
- Sở dĩ nói chuyện này với ngươi, là vì sợ ngươi sau này lại cảm thấy khó chịu, trốn tránh một mình. Chỉ muốn để cho ngươi biết, trên đời vốn có một số người như vậy. Hơn nữa những kẻ mà ngươi chưa chắc đã thích, trong chuyện này không hợp tâm ý của ngươi, nhưng trong chuyện khác có thể sẽ làm tốt hơn ngươi. Cho nên chúng ta trước tiên phải cố gắng hiểu rõ thế đạo này nhiều hơn.
Bùi Tiền gãi đầu, buồn rầu nói:
- Sư phụ, sọ não đau.
Trần Bình An xoa đầu cô, cười nói:
- Biết ý tứ đại khái là được rồi, sau này tự mình hành tẩu giang hồ, nhìn nhiều nghĩ nhiều. Lúc nên ra tay cũng đừng cẩu thả, không phải tất cả đúng sai thị phi đều sẽ mập mờ không rõ.
Bùi Tiền rụt rè nói:
- Sư phụ, sau này con hành tẩu giang hồ, nếu như đi không xa, liệu ngài có mua một cho con chú lừa nhỏ không?
Trần Bình An cười nói:
- Đương nhiên là có.
Lúc này Bùi Tiền mới yên tâm. Vậy thì tốt, có thể trở về núi Lạc Phách kịp giờ ăn cơm.
Trần Bình An đột nhiên hỏi:
- Lần đầu tiên du lịch giang hồ, ngươi dự định đi bao xa?
Bùi Tiền như lâm đại địch, con ngươi xoay nhanh, chỉ là nghĩ không ra cái cớ nào tốt, lại không muốn nói dối với sư phụ, cho nên có phần lúng túng.
Trần Bình An bất đắc dĩ nói:
- Dù sao cũng phải đi tới trấn Hồng Chúc đúng không?
Bùi Tiền như trút được gánh nặng, còn may, sư phụ không yêu cầu cô chạy đến những nơi xa như nước Hoàng Đình hay kinh thành Đại Ly, liền vui vẻ cam đoan:
- Không có vấn đề, vậy con sẽ mang theo đủ lương khô và hạt dưa.
Trần Bình An gõ đầu một cái.
Bùi Tiền vội vàng nhịn đau, không quên che tay, tránh cho vỏ hạt dưa rơi xuống đất.
Trần Bình An đứng lên, khóa cửa, dẫn Bùi Tiền rời khỏi con ngõ.
Hắn tùy ý nhặt một nhánh cây ven đường.
Lúc xung quanh không người, Trần Bình An cười bảo Bùi Tiền làm “thiên nữ rải hoa” một lần.
Bùi Tiền gật đầu như gà con mổ thóc, hai tay cầm vỏ hạt dưa, kêu lên:
- Sư phụ, con bắt đầu đây!
Một tay Trần Bình An đặt sau người, tay kia cầm nhánh cây, gật đầu.
Bùi Tiền khẽ quát một tiếng, ném vỏ hạt dưa trong tay lên cao.
Trần Bình An người không động, nhánh cây trong tay cũng không động, nhưng tay áo và góc áo màu xanh trên người không gió tự đung đưa.
Hắn bước ra một bước, trong nháy mắt vị trí ban đầu lưu lại một tàn ảnh màu xanh.
Từng vỏ hạt dưa bị “mũi kiếm” điểm trúng, ào ào vỡ nứt.
Khi Trần Bình An một lần nữa đứng lại, rơi vào trong mắt Bùi Tiền, phạm vi một trượng giống như treo đầy những bức tranh xuất kiếm cao ngang với sư phụ.
Bùi Tiền dùng nắm tay đấm vào lòng bàn tay, khen ngợi:
- Sư phụ, bộ kiếm thuật tuyệt thế trời đất kinh, quỷ thần khiếp này của ngài, còn mạnh hơn Phong Ma kiếm pháp của con một bậc. Thật lợi hại, thật lợi hại!
Trần Bình An vứt nhánh cây, cười nói:
- Đây chính là Phong Ma kiếm pháp của ngươi.
Bùi Tiền chớp chớp mắt, hỏi:
- Trên đời còn có Phong Ma kiếm pháp không đánh trúng chính mình sao?
Trần Bình An phì cười, ngẫm nghĩ, hiếm hoi có tâm tình đùa giỡn, cười nói:
- Nhìn cho kỹ, còn có một chiêu.
Bùi Tiền lập tức hít thở sâu một hơi, hai bàn tay chậm rãi đẩy xuống phía dưới, bày ra tư thế khí trầm đan điền, hô lên:
- Mời sư phụ xuất chiêu!
Trần Bình An liếc nhìn nhánh cây dưới đất, hai ngón tay khép lại, thân hình đột nhiên xoay về phía trước, tay áo tung bay. Nhánh cây dưới đất giống như phi kiếm bị khí tức điều khiển, vẽ vòng cung lướt đi. Sau đó Trần Bình An dừng lại, ngón tay chỉ về một nơi, trầm giọng nói:
- Đi đi!
Nhánh cây kia giống như một thanh trường kiếm, cắm thẳng vào bức tường phía xa.
Bùi Tiền ôm bụng cười lớn, chiêu này của sư phụ không phải là học theo cô sao. Nào có sư phụ lại lén học bản lĩnh nhà nghề của đệ tử như vậy.
Trần Bình An cười ha hả, dẫn Bùi Tiền tung tăng trở về ngõ Kỵ Long. Bùi Tiền đột nhiên chạy ngược lại, rút nhánh cây kia ra khỏi bức tường, nói là cô phải cất kỹ thanh thần binh lợi khí này.
Trần Bình An đưa Bùi Tiền đến tiệm Áp Tuế, phân biệt lên tiếng với dì Trần và Thạch Nhu, sau đó định trở về núi Lạc Phách.
Bùi Tiền nói là muốn đưa tiễn, hai người đi trong ngõ Kỵ Long.
Đến đầu ngõ, Trần Bình An bảo Bùi Tiền trở về.
Bùi Tiền nhanh như chớp chạy về, đến cửa tiệm, xoay người nhìn lại, thấy sư phụ vẫn đứng tại chỗ, liền ra sức vẫy tay. Sau khi thấy sư phụ gật đầu, cô mới nghênh ngang đi vào tiệm, giơ nhánh cây trong tay lên cao, cười nói với Thạch Nhu đang đứng sau quầy:
- Thạch Nhu tỷ tỷ, có nhận ra là bảo bối gì không?
Thạch Nhu nhìn nha đầu đen nhẻm mặt mày rạng rỡ, không biết trong hồ lô bán thuốc gì, bèn lắc đầu nói:
- Thứ cho ta mắt kém, không nhìn ra được.
Ánh mắt Bùi Tiền thương hại, than vãn nói:
- Thạch Nhu tỷ tỷ, cái này cũng nhìn không ra sao, chính là một nhánh cây mà.
Thạch Nhu dở khóc dở cười, cô dám khẳng định nếu mình nói là nhánh cây, Bùi Tiền sẽ có cách nói khác.
Ở đầu cuối ngõ nhỏ.
Sau khi bóng dáng Bùi Tiền biến mất, Trần Bình An tiếp tục đi về phía trước, đột nhiên lại quay đầu nhìn.
Năm xưa trên một con đường nhỏ khác, cũng từng có một lớn một nhỏ sánh vai bước đi. Có điều so với danh phận thầy trò của hắn và Bùi Tiền, lần đó không có gì cả, chỉ có giọt mưa.
Trần Bình An cứ nhìn ngõ nhỏ như vậy, giống như nhìn thấy “hai người” năm xưa chậm rãi đi về phía mình.
“Trần Bình An, tấm lòng son không phải luôn đơn thuần, suy nghĩ về thế đạo phức tạp một cách đơn giản. Mà là sau khi ngươi đã biết rất nhiều thế sự, nhân tình, quy củ, đạo lý, cuối cùng vẫn kiên trì làm một người tốt. Cho dù đã tự mình trải qua rất nhiều chuyện, đột nhiên cảm thấy người tốt giống như không được báo đáp, nhưng ngươi vẫn sẽ yên lặng tự nói với mình, sẵn sàng chấp nhận kết quả này. Kẻ xấu cho dù có cuộc sống tốt đẹp, đó cũng là kẻ xấu, chung quy là không đúng. Nghe có hiểu không?”
“Tề tiên sinh, nghe hiểu được.”
“Làm được không?”
“Hiện giờ không dám nói là làm được.”
“Không sao, cứ từ từ mà đi.”
Vào giây phút này, Trần Bình An đã đổi thành mặc một bộ áo xanh, đột nhiên nói:
- Ngoài đạo lý, đã đi rất chậm rồi, không thể chậm hơn được nữa.
Hắn nhắm mắt lại.
Trong võ miếu quận Long Tuyền Đại Ly được xây dựng ở mộ thần tiên, tượng thần chấn động.
Không chỉ như vậy, rất nhiều tượng thần Bồ Tát Thiên Quan ở mộ thần tiên cũng bắt đầu lắc lư.
Trên cửa chính từng nhà ở quận Long Tuyền, chỉ cần dán võ thần thì đều tỏa ra ánh sáng vàng rạng rỡ.
Trong võ miếu ở trấn nhỏ, tượng thần sừng sững kia dường như đang cố gắng kiềm chế, không để kim thân của mình rời khỏi tượng thần, đi triều bái người nào đó.
Không hợp lễ chế!
Không thuận bản tâm!
Nhưng trong võ miếu, có một luồng võ vận dày đặc như thác nước trút xuống, sương mù tràn ngập.
Mà tượng thần văn miếu ở núi sứ cũ cũng liên tiếp xảy ra chuyện lạ.
Nếu nói thánh nhân võ miếu quận Long Tuyền là rung động và bất cam, vậy thì thánh nhân văn miếu tâm sinh cảm ứng lại càng kinh hãi và khó hiểu.
Tại núi Phi Vân và núi Lạc Phách, gần như đồng thời một người rời khỏi đỉnh núi, một người rời khỏi ngôi nhà, đi ra lan can.
Ngụy Bách trong nháy mắt xuất hiện bên cạnh ông lão chân trần, nghi hoặc nhẹ giọng hỏi:
- Đây là?
Thôi Thành nghiêm mặt nói:
- Võ phu thuần túy cảnh giới thứ năm đột phá mà thôi, chuyện nhỏ như hạt vừng hạt đậu, không đáng nhắc tới.
Ngụy Bách bất đắc dĩ, vậy tại sao một võ phu cảnh giới thứ mười như Thôi Thành ông, lại cố gắng đè ép nụ cười nơi khóe miệng.
Thôi Thành đột nhiên trở nên nghiêm túc, lẩm bẩm nói:
- Thằng nhóc, nhất định đừng sợ huyên náo. Võ phu hay kiếm tu cũng vậy, bất kể ngươi nói lý ra sao, vẫn phải có phần chí khí này, đúng không?
Ngụy Bách cảm thấy đau đầu.
Thôi Thành nhíu mày nói:
- Ngây ra làm gì, giúp che giấu khí tức đi!
Ngụy Bách vội vàng vung tay áo, bắt đầu lưu chuyển khí vận sông núi.
Thôi Thành đột nhiên thoải mái cười lớn, một tay vỗ vào lan can.
Ngụy Bách cũng nghe được “lời nói” ở cuối ngõ Kỵ Long, liền sững sờ im lặng, đây còn là Trần Bình An trong ấn tượng sao?
Ở đầu cuối ngõ nhỏ.
Thanh Kiếm Tiên sau lưng Trần Bình An đã tự động ra khỏi vỏ, mũi kiếm chống xuống đất, vừa lúc dựng đứng bên người Trần Bình An.
Trần Bình An mở mắt ra, lòng bàn tay đặt lên chuôi kiếm, nhìn về nơi xa, mỉm cười nói:
- Phần võ vận này, có cần hay không là chuyện của ta. Nhưng nếu như không đến, đương nhiên không được.
Tâm ý khẽ động, Kiếm Tiên trở về trong vỏ.
Vừa dứt lời, bên phía mộ thần tiên, từ trong võ miếu bỗng xuất hiện một cầu vồng trắng lấp lánh to như miệng giếng, lướt về hướng Trần Bình An. Trong toàn bộ quá trình, lại có vài chỗ xuất hiện cầu vồng nhỏ bé, hội tụ giữa không trung. Ở cuối con ngõ, Trần Bình An không lùi mà tiến, chậm rãi trở về ngõ Kỵ Long, dùng một tay tiếp lấy cầu vồng trắng kia, tới bao nhiêu thì thu bấy nhiêu. Cuối cùng hai tay xoa một cái, biến thành một viên ngọc sáng ngời giống như ly châu giao long.
Khi hạt châu sáng như lưu ly sinh ra, Trần Bình An đã đi tới tiệm Áp Tuế. Thạch Nhu giống như bị thiên uy trấn áp, ngồi dưới đất run lẩy bẩy. Chỉ có Bùi Tiền sững sờ đứng trong tiệm, không hiểu chuyện gì.
Trần Bình An bước qua ngưỡng cửa, lòng bàn tay nâng hạt châu rực rỡ chậm rãi chuyển động, đi tới trước người Bùi Tiền, khom lưng cười nói:
- Cầm lấy.
Bùi Tiền vươn hai tay ra, đôi mắt giống như mặt trời mặt trăng ở động tiên đất lành đang tranh sáng với nhau.
Trần Bình An đặt hạt châu do võ vận ngưng tụ vào lòng bàn tay Bùi Tiền, hạt châu nhoáng lên rồi biến mất.
Trời đất trở về yên tĩnh.
Bùi Tiền đột nhiên nấc một cái, ngơ ngác hỏi:
- Sư phụ, đây là gì?
Trần Bình An cười nói:
- Một trong số đạo lý của sư phụ.
Bùi Tiền lau miệng, vỗ vỗ bụng, cười rạng rỡ nói:
- Sư phụ, ăn ngon, còn nữa không?
Trần Bình An một lần nữa khom lưng, đưa tay kéo lỗ tai Bùi Tiền, cười hỏi:
- Ngươi nói thử xem?
Bùi Tiền cười hì hì nói:
- Chắc là có, nếu không có thì cũng không sao.
Trần Bình An đang định lên tiếng, lại giống như bị người ta kéo một cái, thân hình tiêu tan, đã đi tới lầu trúc núi Lạc Phách, nhìn thấy ông lão và Ngụy Bách đang đứng ở đó.
Ngụy Bách mỉm cười ôm quyền nói:
- Xin chúc mừng!
Thôi Thành mặt không cảm xúc nói:
- Làm việc tùy tiện.
Trong lòng Trần Bình An bình tĩnh lại, xem ra quả thật có thể lên đường tới nước Thải Y và nước Sơ Thủy rồi.
Lúc này mà đi, vừa khéo có thể ăn một chén măng mùa đông xào thịt của lão bà bà, lại xin Tống lão tiền bối một bữa lẩu.
Kết quả không đợi Trần Bình An vui vẻ bao lâu, ông lão đã xoay người đi vào trong nhà, bỏ lại một câu:
- Đi vào, để cho vị đại tông sư cảnh giới thứ sáu ngươi đây, biết được thế nào là cảnh giới thứ mười. Xem xong rồi thì dưỡng thương cho tốt, ngày nào có thể xuống giường đi đứng, lại lên đường cũng không muộn.
Ngụy Bách không nói lời nào lập tức chạy mất.
Chỉ để lại một Trần Bình An bi thống dâng trào.
Kỳ thực Bùi Tiền cũng không rõ rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, sau khi sư phụ quái lạ tới rồi lại đi, cô đặt hai tay sau người, đi tới sau quầy, nhìn nữ quỷ vẫn đang ôm đầu ngồi dưới đất. Bùi Tiền nhảy lên ghế đẩu nhỏ, cảm thấy nhàm chán, từ trong tay áo lấy ra một lá bùa giấy vàng, vỗ vào trên trán mình, sau đó quay đầu nói với Thạch Nhu:
- Đúng là nhát gan.
Mỗi lần Trần Bình An trở về quê hương, vẫn có thể gặp được Đổng Thủy Tỉnh. Còn Thạch Xuân Gia sau lần chia tay năm đó, cũng chưa từng gặp lại.
Năm xưa tiệm Thảo Đầu ở trong tay Thạch gia, chuyên bán đồ linh tinh, cũng có rất nhiều đồ vật cũ, xem như là một tiệm cầm đồ sớm nhất ở động tiên Ly Châu. Sau đó lúc dọn đi, Thạch gia đã lựa chọn mang theo một số đồ cổ quý giá tương đối thuận mắt, còn một nửa để lại trong tiệm. Từ đó có thể thấy, Thạch gia cho dù dời đến kinh thành, vẫn là một gia đình giàu có.
Lúc đầu Trần Bình An đến tiệm, biết được những đồ vật kia rất đáng giá, còn cảm thấy áy náy, lương tâm bất an. Hắn nghĩ thầm hay là dứt khoát đóng cửa tiệm, chờ một ngày nào đó Thạch gia trở về trấn nhỏ thăm người thân, sẽ dựa theo giá gốc, trả lại cửa tiệm và tất cả đồ vật bên trong cho Thạch gia. Có điều khi đó Nguyễn Tú lại không đồng ý, nói mua bán là mua bán, nhân tình là nhân tình. Trần Bình An mặc dù đáp ứng, nhưng trong lòng chung quy vẫn có vướng mắc.
Hôm nay hắn đã quen buôn bán với người khác, không có suy nghĩ như vậy nữa. Nhưng nếu Thạch gia không ngại mặt mũi, phái người tới đòi lại cửa tiệm, Trần Bình An cũng sẽ không từ chối. Chỉ là sau này hai bên sẽ không thể nói tình nghĩa nữa. Đương nhiên tình nghĩa của Trần Bình An hắn đáng giá mấy đồng tiền?
Trong tiệm chỉ có một người phục vụ trông coi buôn bán, đó là một bà lão tính tình chất phác. Nghe nói lúc Nguyễn Tú làm chủ trong tiệm, cũng thường tán gẫu với bà ta.
Trần Bình An dĩ nhiên nhận ra bà ta, xuất thân từ ngõ Hạnh Hoa. Dựa theo vai vế dây mơ rễ má ở trấn nhỏ, cho dù tuổi tác kém gần bốn mươi, cũng chỉ cần gọi một tiếng dì Trần, không xem là thân thích thật sự gì.
Bà lão mặc dù đã có tuổi, nhưng cả đời làm việc đồng áng, thân thể rất khỏe mạnh. Hôm nay con cái đều dọn tới quận thành Long Tuyền, bà ta đã tới ở mấy lần, nhưng bên đó nhà lớn lại vắng vẻ, muốn tìm một người quen để cãi nhau cũng không ra, cho nên lại trở về trấn nhỏ.
Con cái hiếu thuận cũng không có cách nào. Chỉ là nghe nói con dâu có mấy lời phàn nàn, chê mẹ chồng ở bên này làm mất mặt, nói rằng hôm nay trong nhà đã mua mấy nha hoàn, nào cần mẹ chồng tuổi tác cao chạy ra ngoài kiếm mấy đồng tiền. Hơn nữa chủ nhân cửa tiệm kia còn là một vãn bối, năm xưa nghèo khổ nhất ở ngõ Nê Bình.
Trần Bình An dẫn Bùi Tiền đến tiệm, vừa vào cửa đã gọi dì Trần, hỏi thăm thân thể ra sao, những năm qua đồng ruộng còn trồng trọt không, thu hoạch thế nào.
Sau đó Trần Bình An và bà lão tán gẫu một hồi lâu, đều dùng tiếng địa phương trấn nhỏ. Bà lão khéo ăn nói, nhắc đến chuyện cũ năm xưa, lại thấy Trần Bình An hôm nay đã có tiền đồ, tâm tình khó kiềm chế, vành mắt ướt át. Còn nói nếu mẹ của Trần Bình An nhìn thấy cảnh tượng hôm nay thì tốt biết bao, cả đời chịu khổ rồi, không được hưởng phúc ngày nào, một năm cuối cùng còn không thể xuống giường, ngay cả mùa đông kia cũng không vượt qua được, đúng là ông trời không có mắt.
Nhắc đến chỗ thương tâm, bà ta lại oán giận cha của Trần Bình An, nói rằng người tốt thì có tác dụng gì, chỉ là một kẻ gây nghiệp, nói mất là mất, liên lụy vợ và con trai phải chịu khổ nhiều năm như vậy.
Có điều nói đến cuối cùng, bà lão lại nhẹ nhàng vỗ vào tay Trần Bình An, nói:
- Cũng đừng trách cha ngươi, cứ xem như kiếp trước hai mẹ con ngươi thiếu nợ ông ta, kiếp này trả hết nợ là được, đó là chuyện tốt. Không chừng kiếp sau sẽ đoàn viên, cùng nhau hưởng phúc.
Trần Bình An ngoan ngoãn ngồi trên ghế dài với dì Trần, nắm bàn tay nhăn nheo của bà lão, nghe oán trách, không dám cãi lại.
Bùi Tiền xách một cái ghế đẩu nhỏ, ngồi ở cách đó không xa, khẽ cắn hạt dưa, yên lặng nhìn sư phụ có phần xa lạ.
Cô học ngôn ngữ các nơi đều rất nhanh, đã quen thuộc với tiếng địa phương quận Long Tuyền, cho nên hai người tán gẫu, cô đều nghe hiểu được.
Sư phụ trò chuyện với bà lão, dường như vừa thương tâm vừa vui vẻ.
Hơn nữa Bùi Tiền cũng rất khó hiểu. Sư phụ là một người lợi hại biết bao, bất kể gặp ai, gần như đều chưa từng... cung kính như vậy? Giống như bà lão nói gì cũng đúng, sư phụ đều sẽ nghe vào, mỗi chữ mỗi câu đều đặt ở trong lòng. Vả lại tâm cảnh hiện giờ của sư phụ rất an tĩnh hài hòa.
Thực ra trước khi sư phụ xuống núi đi tới tiệm, Bùi Tiền cảm thấy mình đã chịu ấm ức rất lớn. Chỉ là sư phụ muốn luyện quyền ở núi Lạc Phách, cô không tiện quấy rầy. Cho nên cô ở lại tiệm Áp Tuế, đứng lên ghế đẩu nhỏ ngẩn người, vẫn luôn phiền muộn không vui, thật sự không có tinh thần ra ngoài dạo chơi giống như trước kia. Vừa nghĩ tới mấy con ngỗng trắng lớn trong trấn nhỏ, chắc lại khi dễ người qua đường, cô lại càng tức giận.
Bởi vì ít ngày trước cô đã nghe được rất nhiều chuyện phiếm của dân chúng trấn nhỏ.
Thực ra vài năm trước Bùi Tiền đã nghe qua, có điều khi đó cảm thấy mình là người giang hồ rồi, nên độ lượng một chút, cho nên không trừng trị bọn họ tại chỗ. Cô chỉ lén lút ghi vào một quyển sổ nhỏ, ngày nào nơi nào, nghe được những lời nào của đám nhóc con hay bà mụ nào, sau đó lặng lẽ giấu dưới đáy hòm trúc nhỏ.
Nhưng gần đây sau khi sư phụ trở về núi Lạc Phách, lời nói xấu càng nhiều. Trong đó có không ít đàn ông ăn no rửng mỡ lại không bị căng chết, còn có người quen biết năm xưa khoảng chừng ngang tuổi với sư phụ, cùng với một số bà nhiều chuyện, tụ tập ở ngã rẽ đường ngõ, cùng nhau xuyên tạc. Phần nhiều là nói về chuyện cũ năm xưa ở ngõ Nê Bình, cùng với một số tin đồn khi Trần Bình An làm học đồ lò gốm. Bọn họ thích dùng những chuyện đáng thương của Trần Bình An lúc còn nhỏ để làm chuyện cười.
Như vậy cũng chưa tính là quá đáng, còn có một số lời nói càng khiến người ta chán ghét. Bằng hữu Lưu Tiện Dương của sư phụ, hàng xóm Tống Tập Tân và tỳ nữ Trĩ Khuê, cùng với quả phụ mẹ của Cố Xán, thậm chí ngay cả Nguyễn Tú tỷ tỷ cũng bị đem ra thêu dệt. Chẳng hạn như nói năm xưa sư phụ dựa vào nịnh nọt Nguyễn Tú, mới được nở mày nở mặt như hôm nay. Còn nói sư phụ có dính một chân với mẹ của Cố Xán, cho nên mới nhiều lần giúp đỡ quả phụ kia, thường xuyên mượn tiền Tống Tập Tân không trả... quá nhiều rồi.
Bùi Tiền đều nhớ kỹ, mỗi lần trở về tiệm Áp Tuế, rời khỏi Thạch Nhu, đều lấy quyển sổ dưới đáy hòm ra. Lúc đặt bút cô nghiến răng nghiến lợi, cho nên nét mực rất nặng. Nếu không phải hôm nay sư phụ đang ở núi Lạc Phách, Bùi Tiền đã sớm ra tay rồi, mặc kệ đối phương là đứa trẻ mấy tuổi hay phụ nữ bà lão mấy chục tuổi.
Sau đó có một ngày Thạch Nhu phát giác được đầu mối, bèn khuyên nhủ Bùi Tiền. Cô nói phường ngõ dân gian hay triều đình giang hồ cũng vậy, có mấy ai thật sự thấy được cái tốt của người khác? Có thì có, nhưng lại ít. Trước mặt sẽ nịnh nọt ngươi, nói lời hay với ngươi, nhưng quay đầu đi lại nói xấu sau lưng, đây là chuyện rất bình thường.
Kết quả Bùi Tiền lại phản bác một câu:
- Nói ta thì không sao, nhưng nói sư phụ ta thì không được!
Thạch Nhu cảm thấy khó giải quyết, sợ một ngày nào đó Bùi Tiền không nhịn được, ra tay không biết nặng nhẹ, khiến người khác bị thương. Cho nên lần này Trần Bình An tới tiệm, cô muốn nói một chút về chuyện này. Có điều Bùi Tiền luôn bám lấy sư phụ của mình, Thạch Nhu tạm thời không có cơ hội mở miệng.
Nhưng hôm nay Bùi Tiền gặp sư phụ rồi, nghe bà lão nhắc tới những chuyện đáng ghét kia, tức giận thì vẫn tức giận, ấm ức thì vẫn ấm ức, nhưng không còn lớn như trước. Nhất là Bùi Tiền nhớ lại, có một năm giúp sư phụ đến ngôi mộ cha mẹ tế lễ, lúc trở về trấn nhỏ đã gặp phải bà lão này. Khi Bùi Tiền quay đầu nhìn, bà lão dường như đang đứng ở ngôi mộ của cha mẹ sư phụ, khom lưng cầm cái khay chứa bánh nếp đậu hủ đặt ở trước mộ.
Bùi Tiền cắn hạt dưa, nhếch miệng cười, không nói cho sư phụ nghe chuyện phiền lòng nữa.
Ngoài ra sau này đối diện với bà lão được sư phụ gọi dì Trần này, phải tươi cười nhiều hơn.
Rời khỏi tiệm Thảo Đầu, Trần Bình An không đưa Bùi Tiền về tiệm Áp Tuế, mà dẫn theo cô bé dạo bộ, dọc theo bậc thang ở ngõ Kỵ Long đi lên trên. Sau đó lại đi đường vòng, băng qua đường lớn ngõ nhỏ, đi tới nhà tổ của Lưu Tiện Dương. Trần Bình An mở cửa ra, cầm cây chổi bắt đầu quét dọn.
Bùi Tiền cũng không xa lạ với nơi này, năm đó lúc chia tay ở trấn Hồng Chúc, sư phụ đã đưa cho cô một xâu chìa khóa, trong đó có ngôi nhà này. Còn bảo cô thỉnh thoảng hãy theo cô bé váy hồng, tới đây quét dọn một lần.
Lần đó chia tay, sư phụ còn đặc biệt dặn dò cô không được lục lọi đồ vật trong nhà. Khi ấy cô còn cảm thấy thương tâm, hỏi cô bé váy hồng xem có bị sư phụ nói như vậy hay không. Cô bé váy hồng vừa do dự, Bùi Tiền đã biết là không có, liền ngồi trên ngưỡng cửa, phiền muộn rất lâu, để mặc cô bé váy hồng một mình bận rộn. Bùi Tiền còn nói mình đã lật xem hoàng lịch (sách nói về thời tiết ngày tháng), hôm nay cô không có sức lực.
Bây giờ thì khác, sư phụ quét dọn, cô không cần lật xem hoàng lịch, cũng biết hôm nay cả người đầy sức lực. Cô chạy xuống nhà bếp, xách thùng nước và khăn lau, múc nước trong lu còn dư lại một chút nước, giúp lau bàn ghế tủ trong nhà. Trần Bình An mỉm cười kể với Bùi Tiền rất nhiều cố sự, năm xưa cùng Lưu Tiện Dương lên núi xuống nước, đặt bẫy bắt thú hoang, làm giàn ná cung tên, đánh cá bắn chim bắt rắn, rất nhiều chuyện lý thú.
Lúc Trần Bình An không nói chuyện, Bùi Tiền nhân lúc rãnh rỗi, lại đọc oang oang một bài văn giống như quy ước trật tự, tổ huấn trị gia. Ngay cả Trần Bình An cũng không biết cô học được từ đâu, hơn nữa còn đọc thuộc lòng.
- Gà gáy liền dậy, quét dọn sân nhà, trong ngoài gọn gàng sạch sẽ. Đóng cửa khóa cổng, tự mình rà soát, quân tử kiểm điểm nhiều lần... Ăn mỗi chén cháo chén cơm, phải biết có được không dễ dàng... Đồ dùng cũ mà sạch, lọ sành cũng quý như vàng ngọc. Ban ơn đừng nhớ, chịu ơn đừng quên. Giữ vững bổn phận, thuận theo ý trời.
Trần Bình An nghe tiếng đọc của Bùi Tiền, cũng không hỏi nhiều, chỉ nhìn cô bé vừa lao động vừa gật gù, vẻ mặt tươi cười.
Sau khi làm xong, một lớn một nhỏ cùng nhau ngồi trên ngưỡng cửa nghỉ ngơi.
Bùi Tiền hỏi:
- Sư phụ, ngài và Lưu Tiện Dương quan hệ tốt như vậy à?
Trần Bình An gật đầu nói:
- Đúng vậy, năm xưa sư phụ là người hầu nhỏ của Lưu Tiện Dương. Về sau còn có một thằng nhóc mũi thò lò, là con ghẻ đi theo sau mông sư phụ. Ba người chúng ta quan hệ rất tốt.
Bùi Tiền quay đầu nhìn sư phụ đã gầy đi rất nhiều, do dự một hồi lâu, vẫn nhẹ giọng hỏi:
- Sư phụ, con nói là nếu như, nếu như có người nói xấu ngài, ngài có tức giận không?
Trần Bình An cười nói:
- Trước mặt nói xấu ta, sẽ không tức giận. Sau lưng nói xấu ta... cũng không tức giận.
Bùi Tiền nghi hoặc nói:
- Sư phụ à, không phải đều nói Bồ Tát đất cũng có ba phần nóng tính sao? Sao ngài lại không tức giận?
Trần Bình An vỗ vỗ đầu nhỏ của Bùi Tiền, cười nói:
- Bởi vì tức giận cũng vô dụng.
Bùi Tiền đưa một nắm hạt dưa cho sư phụ, Trần Bình An cầm lấy, sau đó hai thầy trò cùng nhau cắn hạt dưa. Bùi Tiền phiền muộn nói:
- Vậy thì mặc cho người khác nói xấu sao? Sư phụ, như vậy không đúng.
Trần Bình An lười nhác ngồi cắn hạt dưa, nhìn về phía trước, mỉm cười nói:
- Muốn nghe đạo lý lớn một chút, hay là đạo lý nhỏ một chút?
Bùi Tiền cười nói:
- Đều muốn nghe.
Trần Bình An gật đầu nói:
- Vậy trước tiên nói đạo lý lớn. Đã là nói cho ngươi nghe, cũng là nói cho chính sư phụ nghe, cho nên ngươi tạm thời không hiểu cũng không sao. Nói thế nào đây, mỗi ngày chúng ta nói gì làm gì, thật sự chỉ là mấy lời mấy chuyện sao? Không phải, những lời nói và việc làm này, sẽ như những sợi dây gộp lại với nhau. Giống như khe suối trong núi lớn phía tây, cuối cùng biến thành sông Long Tu, sông Thiết Phù.
- Con sông lớn này, chính là là cơ sở đặt chân căn bản nhất của mỗi người, là một đường nhánh chính giấu ở trong lòng, sẽ quyết định bi hoan ly hợp, buồn vui mừng giận lớn nhất trong đời chúng ta. Đường nhánh sông dài này, có thể chứa rất nhiều tôm cá rong đá. Có đôi khi nó sẽ khô cạn, nhưng có đôi khi sẽ tràn nước lũ, không thể nói chính xác, bởi vì rất nhiều lúc chính chúng ta cũng không biết vì sao lại biến thành như vậy.
- Cho nên trong văn chương mà ngươi vừa đọc, nói quân tử kiểm điểm nhiều lần. Thực ra Nho gia còn có một cách nói khác, đó là “kiềm chế bản thân quay về lễ nghĩa”. Sau đó sư phụ đọc bút tích văn nhân, nghe nói còn có một vị đại nho ở Đồng Diệp châu được khen là thiên cổ hoàn mỹ, đã làm một tấm biển, viết hai chữ “chế nộ” (kiềm chế cơn giận). Ta nghĩ nếu làm được chuyện này, trên tâm cảnh sẽ không có nước lũ ngập trời, gặp cầu xông cầu, gặp đê vỡ đê, chìm ngập con đường hai bên bờ.
Bùi Tiền hỏi:
- Vậy nhỏ thì sao?
Trần Bình An cười nói:
- Đạo lý nhỏ à, vậy thì càng đơn giản. Lúc nghèo, bị người khác nói xấu, chỉ có một chữ “nhẫn” là khả thi. Bị người ta đâm chọc sau lưng, cũng chẳng có cách nào, đừng để bị đâm gãy là được. Nếu gia cảnh giàu có rồi, mình trải qua cuộc sống tốt đẹp, người khác đỏ mắt, còn không cho bọn họ mỉa mai mấy câu sao?
- Mỗi người trở về nhà mình. Gia đình có cuộc sống tốt đẹp, bị người khác nói xấu mấy câu, phúc khí tổ tiên cũng không giảm đi chút nào. Còn gia đình nghèo kia, không chừng còn bị hao hụt âm đức, thêm sương trên tuyết. Ngươi nghĩ như vậy thì sẽ không tức giận nữa, đúng không?
Bùi Tiền khoanh hai tay trước ngực, nhíu chặt chân mày, cố gắng suy nghĩ đạo lý nhỏ này, cuối cùng gật đầu nói:
- Không giận như trước nữa, nhưng tức thì vẫn tức.
Trần Bình An cười nói:
- Tức giận là thường tình của con người. Nhưng khi tức giận, ngươi không dựa vào bản lĩnh ra tay đánh người, không dùng cái sai lớn để đối phó với cái sai nhỏ của người khác, như vậy đã rất tốt rồi.
Bùi Tiền nhảy nhót nói:
- Sư phụ, con đã nghe nhiều lời nói xấu như vậy, nhưng vẫn không ra tay đánh người, một lần cũng không.
Trần Bình An gật đầu nói:
- Vậy sư phụ ngoài miệng khen ngợi ngươi một lần.
Bùi Tiền cười hì hì nói:
- Sư phụ, cho mấy đồng tiền đi, khen thưởng một đồng cũng được mà.
Trần Bình An lắc đầu cười nói:
- Vậy cũng không được. Làm việc cần coi trọng lời lỗ, nhưng làm người lại không thể như vậy. Ngươi đã đi theo một sư phụ như ta, phải chịu phần thiệt thòi này.
Bùi Tiền cười nói:
- Đây coi là thiệt thòi gì?
Trần Bình An quay đầu nhìn, thấy Bùi Tiền cắn hạt dưa xong đều đặt vỏ trong lòng bàn tay, giống hệt như mình, hoàn toàn tự nhiên.
Trần Bình An đổ vỏ hạt dưa trong tay mình vào tay Bùi Tiền, nói:
- Một ngày nào đó ngươi sẽ gặp được một số người, chỉ cần ngươi tiện tay ném vỏ hạt dưa xuống đất, bọn họ sẽ chỉ chỉ trỏ trỏ với ngươi. Những người này phân làm hai loại, một loại là xuất thân hào môn thế tộc, chưa từng lăn lộn trong bùn lầy. Một loại khác là ngươi rời khỏi ngõ Kỵ Long rồi, bọn họ đã định sẵn cả đời chỉ có thể ở lại trong ngõ. Sau này trên giang hồ, ngươi phải coi chừng loại người thứ hai. Bởi vì người trước là ngạo mạn, còn người sau là tâm địa xấu xa.
Bùi Tiền mở to mắt, vẻ mặt khó tưởng tượng, hỏi:
- Tiện tay ném vỏ hạt dưa, còn sẽ bị người mắng? Phân gà phân chó đầy đất, sao không mắng đi? Cái thế đạo gì vậy!
Trần Bình An không nói về hai loại “nhân quả” càng cực đoan hơn, chẳng hạn như trên người thánh nhân văn chương có tì vết đạo đức, hay là kẻ hung ác thỉnh thoảng cũng có hành động lương thiện. Nói những chuyện này với Bùi Tiền vẫn còn sớm, cũng quá lớn, sẽ không khiến Bùi Tiền trở thành người nói lý, ngược lại sẽ thành gánh nặng của cô bé. Hơn nữa hắn cũng không hi vọng Bùi Tiền trở thành một Trần Bình An thứ hai.
Vì vậy khi Trần Bình An nói cho Bùi Tiền nghe một số đạo lý mà mình suy nghĩ ra, đã cố gắng khiến nó giống như chén cháo hay bánh bao, ăn thế nào cũng không xấu. Cho dù ăn nhiều rồi, Bùi Tiền cũng chỉ cảm thấy hơi no, không ăn nổi nữa, có thể để dành. Trần Bình An hi vọng mình sẽ không đưa cho Bùi Tiền một chén thuốc đắng, một ly rượu mạnh, hoặc là một đĩa thức ăn quá cay.
Trần Bình An cười nói:
- Sở dĩ nói chuyện này với ngươi, là vì sợ ngươi sau này lại cảm thấy khó chịu, trốn tránh một mình. Chỉ muốn để cho ngươi biết, trên đời vốn có một số người như vậy. Hơn nữa những kẻ mà ngươi chưa chắc đã thích, trong chuyện này không hợp tâm ý của ngươi, nhưng trong chuyện khác có thể sẽ làm tốt hơn ngươi. Cho nên chúng ta trước tiên phải cố gắng hiểu rõ thế đạo này nhiều hơn.
Bùi Tiền gãi đầu, buồn rầu nói:
- Sư phụ, sọ não đau.
Trần Bình An xoa đầu cô, cười nói:
- Biết ý tứ đại khái là được rồi, sau này tự mình hành tẩu giang hồ, nhìn nhiều nghĩ nhiều. Lúc nên ra tay cũng đừng cẩu thả, không phải tất cả đúng sai thị phi đều sẽ mập mờ không rõ.
Bùi Tiền rụt rè nói:
- Sư phụ, sau này con hành tẩu giang hồ, nếu như đi không xa, liệu ngài có mua một cho con chú lừa nhỏ không?
Trần Bình An cười nói:
- Đương nhiên là có.
Lúc này Bùi Tiền mới yên tâm. Vậy thì tốt, có thể trở về núi Lạc Phách kịp giờ ăn cơm.
Trần Bình An đột nhiên hỏi:
- Lần đầu tiên du lịch giang hồ, ngươi dự định đi bao xa?
Bùi Tiền như lâm đại địch, con ngươi xoay nhanh, chỉ là nghĩ không ra cái cớ nào tốt, lại không muốn nói dối với sư phụ, cho nên có phần lúng túng.
Trần Bình An bất đắc dĩ nói:
- Dù sao cũng phải đi tới trấn Hồng Chúc đúng không?
Bùi Tiền như trút được gánh nặng, còn may, sư phụ không yêu cầu cô chạy đến những nơi xa như nước Hoàng Đình hay kinh thành Đại Ly, liền vui vẻ cam đoan:
- Không có vấn đề, vậy con sẽ mang theo đủ lương khô và hạt dưa.
Trần Bình An gõ đầu một cái.
Bùi Tiền vội vàng nhịn đau, không quên che tay, tránh cho vỏ hạt dưa rơi xuống đất.
Trần Bình An đứng lên, khóa cửa, dẫn Bùi Tiền rời khỏi con ngõ.
Hắn tùy ý nhặt một nhánh cây ven đường.
Lúc xung quanh không người, Trần Bình An cười bảo Bùi Tiền làm “thiên nữ rải hoa” một lần.
Bùi Tiền gật đầu như gà con mổ thóc, hai tay cầm vỏ hạt dưa, kêu lên:
- Sư phụ, con bắt đầu đây!
Một tay Trần Bình An đặt sau người, tay kia cầm nhánh cây, gật đầu.
Bùi Tiền khẽ quát một tiếng, ném vỏ hạt dưa trong tay lên cao.
Trần Bình An người không động, nhánh cây trong tay cũng không động, nhưng tay áo và góc áo màu xanh trên người không gió tự đung đưa.
Hắn bước ra một bước, trong nháy mắt vị trí ban đầu lưu lại một tàn ảnh màu xanh.
Từng vỏ hạt dưa bị “mũi kiếm” điểm trúng, ào ào vỡ nứt.
Khi Trần Bình An một lần nữa đứng lại, rơi vào trong mắt Bùi Tiền, phạm vi một trượng giống như treo đầy những bức tranh xuất kiếm cao ngang với sư phụ.
Bùi Tiền dùng nắm tay đấm vào lòng bàn tay, khen ngợi:
- Sư phụ, bộ kiếm thuật tuyệt thế trời đất kinh, quỷ thần khiếp này của ngài, còn mạnh hơn Phong Ma kiếm pháp của con một bậc. Thật lợi hại, thật lợi hại!
Trần Bình An vứt nhánh cây, cười nói:
- Đây chính là Phong Ma kiếm pháp của ngươi.
Bùi Tiền chớp chớp mắt, hỏi:
- Trên đời còn có Phong Ma kiếm pháp không đánh trúng chính mình sao?
Trần Bình An phì cười, ngẫm nghĩ, hiếm hoi có tâm tình đùa giỡn, cười nói:
- Nhìn cho kỹ, còn có một chiêu.
Bùi Tiền lập tức hít thở sâu một hơi, hai bàn tay chậm rãi đẩy xuống phía dưới, bày ra tư thế khí trầm đan điền, hô lên:
- Mời sư phụ xuất chiêu!
Trần Bình An liếc nhìn nhánh cây dưới đất, hai ngón tay khép lại, thân hình đột nhiên xoay về phía trước, tay áo tung bay. Nhánh cây dưới đất giống như phi kiếm bị khí tức điều khiển, vẽ vòng cung lướt đi. Sau đó Trần Bình An dừng lại, ngón tay chỉ về một nơi, trầm giọng nói:
- Đi đi!
Nhánh cây kia giống như một thanh trường kiếm, cắm thẳng vào bức tường phía xa.
Bùi Tiền ôm bụng cười lớn, chiêu này của sư phụ không phải là học theo cô sao. Nào có sư phụ lại lén học bản lĩnh nhà nghề của đệ tử như vậy.
Trần Bình An cười ha hả, dẫn Bùi Tiền tung tăng trở về ngõ Kỵ Long. Bùi Tiền đột nhiên chạy ngược lại, rút nhánh cây kia ra khỏi bức tường, nói là cô phải cất kỹ thanh thần binh lợi khí này.
Trần Bình An đưa Bùi Tiền đến tiệm Áp Tuế, phân biệt lên tiếng với dì Trần và Thạch Nhu, sau đó định trở về núi Lạc Phách.
Bùi Tiền nói là muốn đưa tiễn, hai người đi trong ngõ Kỵ Long.
Đến đầu ngõ, Trần Bình An bảo Bùi Tiền trở về.
Bùi Tiền nhanh như chớp chạy về, đến cửa tiệm, xoay người nhìn lại, thấy sư phụ vẫn đứng tại chỗ, liền ra sức vẫy tay. Sau khi thấy sư phụ gật đầu, cô mới nghênh ngang đi vào tiệm, giơ nhánh cây trong tay lên cao, cười nói với Thạch Nhu đang đứng sau quầy:
- Thạch Nhu tỷ tỷ, có nhận ra là bảo bối gì không?
Thạch Nhu nhìn nha đầu đen nhẻm mặt mày rạng rỡ, không biết trong hồ lô bán thuốc gì, bèn lắc đầu nói:
- Thứ cho ta mắt kém, không nhìn ra được.
Ánh mắt Bùi Tiền thương hại, than vãn nói:
- Thạch Nhu tỷ tỷ, cái này cũng nhìn không ra sao, chính là một nhánh cây mà.
Thạch Nhu dở khóc dở cười, cô dám khẳng định nếu mình nói là nhánh cây, Bùi Tiền sẽ có cách nói khác.
Ở đầu cuối ngõ nhỏ.
Sau khi bóng dáng Bùi Tiền biến mất, Trần Bình An tiếp tục đi về phía trước, đột nhiên lại quay đầu nhìn.
Năm xưa trên một con đường nhỏ khác, cũng từng có một lớn một nhỏ sánh vai bước đi. Có điều so với danh phận thầy trò của hắn và Bùi Tiền, lần đó không có gì cả, chỉ có giọt mưa.
Trần Bình An cứ nhìn ngõ nhỏ như vậy, giống như nhìn thấy “hai người” năm xưa chậm rãi đi về phía mình.
“Trần Bình An, tấm lòng son không phải luôn đơn thuần, suy nghĩ về thế đạo phức tạp một cách đơn giản. Mà là sau khi ngươi đã biết rất nhiều thế sự, nhân tình, quy củ, đạo lý, cuối cùng vẫn kiên trì làm một người tốt. Cho dù đã tự mình trải qua rất nhiều chuyện, đột nhiên cảm thấy người tốt giống như không được báo đáp, nhưng ngươi vẫn sẽ yên lặng tự nói với mình, sẵn sàng chấp nhận kết quả này. Kẻ xấu cho dù có cuộc sống tốt đẹp, đó cũng là kẻ xấu, chung quy là không đúng. Nghe có hiểu không?”
“Tề tiên sinh, nghe hiểu được.”
“Làm được không?”
“Hiện giờ không dám nói là làm được.”
“Không sao, cứ từ từ mà đi.”
Vào giây phút này, Trần Bình An đã đổi thành mặc một bộ áo xanh, đột nhiên nói:
- Ngoài đạo lý, đã đi rất chậm rồi, không thể chậm hơn được nữa.
Hắn nhắm mắt lại.
Trong võ miếu quận Long Tuyền Đại Ly được xây dựng ở mộ thần tiên, tượng thần chấn động.
Không chỉ như vậy, rất nhiều tượng thần Bồ Tát Thiên Quan ở mộ thần tiên cũng bắt đầu lắc lư.
Trên cửa chính từng nhà ở quận Long Tuyền, chỉ cần dán võ thần thì đều tỏa ra ánh sáng vàng rạng rỡ.
Trong võ miếu ở trấn nhỏ, tượng thần sừng sững kia dường như đang cố gắng kiềm chế, không để kim thân của mình rời khỏi tượng thần, đi triều bái người nào đó.
Không hợp lễ chế!
Không thuận bản tâm!
Nhưng trong võ miếu, có một luồng võ vận dày đặc như thác nước trút xuống, sương mù tràn ngập.
Mà tượng thần văn miếu ở núi sứ cũ cũng liên tiếp xảy ra chuyện lạ.
Nếu nói thánh nhân võ miếu quận Long Tuyền là rung động và bất cam, vậy thì thánh nhân văn miếu tâm sinh cảm ứng lại càng kinh hãi và khó hiểu.
Tại núi Phi Vân và núi Lạc Phách, gần như đồng thời một người rời khỏi đỉnh núi, một người rời khỏi ngôi nhà, đi ra lan can.
Ngụy Bách trong nháy mắt xuất hiện bên cạnh ông lão chân trần, nghi hoặc nhẹ giọng hỏi:
- Đây là?
Thôi Thành nghiêm mặt nói:
- Võ phu thuần túy cảnh giới thứ năm đột phá mà thôi, chuyện nhỏ như hạt vừng hạt đậu, không đáng nhắc tới.
Ngụy Bách bất đắc dĩ, vậy tại sao một võ phu cảnh giới thứ mười như Thôi Thành ông, lại cố gắng đè ép nụ cười nơi khóe miệng.
Thôi Thành đột nhiên trở nên nghiêm túc, lẩm bẩm nói:
- Thằng nhóc, nhất định đừng sợ huyên náo. Võ phu hay kiếm tu cũng vậy, bất kể ngươi nói lý ra sao, vẫn phải có phần chí khí này, đúng không?
Ngụy Bách cảm thấy đau đầu.
Thôi Thành nhíu mày nói:
- Ngây ra làm gì, giúp che giấu khí tức đi!
Ngụy Bách vội vàng vung tay áo, bắt đầu lưu chuyển khí vận sông núi.
Thôi Thành đột nhiên thoải mái cười lớn, một tay vỗ vào lan can.
Ngụy Bách cũng nghe được “lời nói” ở cuối ngõ Kỵ Long, liền sững sờ im lặng, đây còn là Trần Bình An trong ấn tượng sao?
Ở đầu cuối ngõ nhỏ.
Thanh Kiếm Tiên sau lưng Trần Bình An đã tự động ra khỏi vỏ, mũi kiếm chống xuống đất, vừa lúc dựng đứng bên người Trần Bình An.
Trần Bình An mở mắt ra, lòng bàn tay đặt lên chuôi kiếm, nhìn về nơi xa, mỉm cười nói:
- Phần võ vận này, có cần hay không là chuyện của ta. Nhưng nếu như không đến, đương nhiên không được.
Tâm ý khẽ động, Kiếm Tiên trở về trong vỏ.
Vừa dứt lời, bên phía mộ thần tiên, từ trong võ miếu bỗng xuất hiện một cầu vồng trắng lấp lánh to như miệng giếng, lướt về hướng Trần Bình An. Trong toàn bộ quá trình, lại có vài chỗ xuất hiện cầu vồng nhỏ bé, hội tụ giữa không trung. Ở cuối con ngõ, Trần Bình An không lùi mà tiến, chậm rãi trở về ngõ Kỵ Long, dùng một tay tiếp lấy cầu vồng trắng kia, tới bao nhiêu thì thu bấy nhiêu. Cuối cùng hai tay xoa một cái, biến thành một viên ngọc sáng ngời giống như ly châu giao long.
Khi hạt châu sáng như lưu ly sinh ra, Trần Bình An đã đi tới tiệm Áp Tuế. Thạch Nhu giống như bị thiên uy trấn áp, ngồi dưới đất run lẩy bẩy. Chỉ có Bùi Tiền sững sờ đứng trong tiệm, không hiểu chuyện gì.
Trần Bình An bước qua ngưỡng cửa, lòng bàn tay nâng hạt châu rực rỡ chậm rãi chuyển động, đi tới trước người Bùi Tiền, khom lưng cười nói:
- Cầm lấy.
Bùi Tiền vươn hai tay ra, đôi mắt giống như mặt trời mặt trăng ở động tiên đất lành đang tranh sáng với nhau.
Trần Bình An đặt hạt châu do võ vận ngưng tụ vào lòng bàn tay Bùi Tiền, hạt châu nhoáng lên rồi biến mất.
Trời đất trở về yên tĩnh.
Bùi Tiền đột nhiên nấc một cái, ngơ ngác hỏi:
- Sư phụ, đây là gì?
Trần Bình An cười nói:
- Một trong số đạo lý của sư phụ.
Bùi Tiền lau miệng, vỗ vỗ bụng, cười rạng rỡ nói:
- Sư phụ, ăn ngon, còn nữa không?
Trần Bình An một lần nữa khom lưng, đưa tay kéo lỗ tai Bùi Tiền, cười hỏi:
- Ngươi nói thử xem?
Bùi Tiền cười hì hì nói:
- Chắc là có, nếu không có thì cũng không sao.
Trần Bình An đang định lên tiếng, lại giống như bị người ta kéo một cái, thân hình tiêu tan, đã đi tới lầu trúc núi Lạc Phách, nhìn thấy ông lão và Ngụy Bách đang đứng ở đó.
Ngụy Bách mỉm cười ôm quyền nói:
- Xin chúc mừng!
Thôi Thành mặt không cảm xúc nói:
- Làm việc tùy tiện.
Trong lòng Trần Bình An bình tĩnh lại, xem ra quả thật có thể lên đường tới nước Thải Y và nước Sơ Thủy rồi.
Lúc này mà đi, vừa khéo có thể ăn một chén măng mùa đông xào thịt của lão bà bà, lại xin Tống lão tiền bối một bữa lẩu.
Kết quả không đợi Trần Bình An vui vẻ bao lâu, ông lão đã xoay người đi vào trong nhà, bỏ lại một câu:
- Đi vào, để cho vị đại tông sư cảnh giới thứ sáu ngươi đây, biết được thế nào là cảnh giới thứ mười. Xem xong rồi thì dưỡng thương cho tốt, ngày nào có thể xuống giường đi đứng, lại lên đường cũng không muộn.
Ngụy Bách không nói lời nào lập tức chạy mất.
Chỉ để lại một Trần Bình An bi thống dâng trào.
Kỳ thực Bùi Tiền cũng không rõ rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, sau khi sư phụ quái lạ tới rồi lại đi, cô đặt hai tay sau người, đi tới sau quầy, nhìn nữ quỷ vẫn đang ôm đầu ngồi dưới đất. Bùi Tiền nhảy lên ghế đẩu nhỏ, cảm thấy nhàm chán, từ trong tay áo lấy ra một lá bùa giấy vàng, vỗ vào trên trán mình, sau đó quay đầu nói với Thạch Nhu:
- Đúng là nhát gan.